Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Nhà máy rác Phương Đình hoạt động không hiệu quả - Bài 1: Dây chuyền công nghệ có phù hợp?

Mặc dù, được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu chôn lấp rác thải, ô nhiễm môi trường khu vực huyện Đan Phượng nói riêng cũng như TP. Hà Nội nói chung, tuy nhiên chỉ sau 2 năm chính thức được đưa vào hoạt động, Nhà máy rác Phương Đình được đầu tư hàng trăm tỷ đồng lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Câu hỏi được đặt ra, liệu dây chuyền công nghệ xử lý được lựa chọn có phù hợp, có gây lãng phí nguồn vốn vay ưu đãi?

Hà Nội: Nhà máy rác Phương Đình hoạt động không hiệu quả - Bài 1: Dây chuyền công nghệ có phù hợp? - Hình 1

Nhà máy rác Phương Đình liên tục phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp (Ảnh nhỏ: Bên trong nhà máy một số hạng mục đang được sửa chữa)

Ô nhiễm môi trường

Vừa qua, Thương hiệu và Công luận nhận được thông tin phản ánh của người dân tại xã Thọ Xuân, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng, Hà Nội) liên quan tới việc Nhà máy Xử lý và Chế biến rác Phương Đình (Nhà máy rác Phương Đình) hoạt động không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường dẫn tới lãng phí nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.

Trao đổi với PV, đa phần người dân tỏ ra hết sức bức xúc, nhiều người cho rằng vị trí đặt nhà máy hiện tại là quá gần với khu dân cư. Cùng với đó là việc khi đưa nhà máy vào hoạt động tình trạng khói bụi, có mùi khét rất khó chịu.

“Người dân chúng tôi ở đây ai cũng bức xúc vì nhà máy rác này. Ban đầu khi xây dựng phía công ty vận hành đảm bảo sẽ áp dụng quy trình khép kín và sẽ không ảnh hưởng gì đến người dân vậy mà khi hoạt động nhà máy xả khói suốt ngày, đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối khói thường đậm đặc hơn. Hôm nào thổi xuôi về phía khu dân cư là không thể nào thở nổi. Chúng tôi kiến nghị rất nhiều lần thì nhà máy có nâng ống khói lên cao hơn nhưng xem ra chẳng ăn thua. Tình trạng cũ vẫn không thay đổi”, bà H. (người dân sống gần nhà máy) bức xúc.

Anh Đ. (người dân Cụm 1 xã Thọ Xuân) nói: “Chả hiểu nhà máy được đầu tư công nghệ dây chuyền xử lý có phù hợp, đảm bảo chất lượng không nữa (?!) Trước khi đưa vào hoạt động thì giới thiệu nhà máy rác trăm tỷ đồng được đầu tư với công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đức nhưng từ khi đưa vào vận hành chính thức thì liên tục bị dừng vì sự cố, lượng rác thu gom về để xử lý bị ùn có khi chất cao thành núi...”

Trước đó, vào nằm 2016 tình trạng tương tự cũng đã diễn ra thời gian dài khiến người dân xóm Cực Nam cũng đã có kiến nghị lên các cấp chính quyền. Trong đó, người dân cho rằng do nhà máy rác hoạt động 24/24, tiếng ồn từ lò hơi kêu ù ù như xay lúa khiến người dân không ngủ được. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm không khí ở đây trở nên nghiêm trọng khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, người dân phải sống chung với mùi rác.

Theo tìm hiểu của PV được biết, Nhà máy rác Phương Đình nằm trên địa phận thôn Ích Vịnh (xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư Thành Quang (Công ty Thành Quang) xây dựng.

Nhà máy rác trăm tỷ này được UBND TP. Hà Nội cấp phép xây dựng ngày 02/3/2012 với tổng diện tích 47.520 m2 có công suất xử lý 200 tấn rác/ngày đêm. Mục tiêu ban đầu của nhà máy khi xây dựng là “Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và các loại rác thải đặc thù khác, góp phần giảm thiểu chôn lấp rác thải của khu vực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Đông Hiếu, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng cho hay, Nhà máy rác Phương Đình thuộc Công ty Thành Quang được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi là 70% tổng mức đầu tư.

Tại buổi làm việc, ông Hiếu cũng xác nhận việc nhà máy xả khói ra môi trường có mùi khét khó chịu theo phản ánh của người dân là có. Tuy nhiên, để kết luận việc có gây ô nhiễm hay không cần cơ sở khoa học thì mới xác định rõ được.

Liên tục xin tạm dừng để bảo trì

Hà Nội: Nhà máy rác Phương Đình hoạt động không hiệu quả - Bài 1: Dây chuyền công nghệ có phù hợp? - Hình 2

Đại diện Công ty Thành Quang - Nhà đầu tư Nhà máy rác Phương Đình (nhà máy rác trăm tỷ) trao đổi với phóng viên

Để rộng đường dư luận, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyên Công Hưng, Phó giám đốc Nhà máy rác Phương Đình (Đại diện nhà đầu tư - Công ty Thành Quang). Tại buổi làm việc, ông Hưng nói: “Nhà máy được đầu tư và xây dựng theo công nghệ đốt lò đứng mắt xích Martin kiểu đẩy ngược khứ hồi do Đức sản xuất và được Trung Quốc nghiên cứu, cải tiến, đổi mới. Đây là một công nghệ hiện đại, tiên tiến, đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động”.

Tuy nhiên, khi PV đưa ra câu hỏi liên quan tới việc nhà máy hoạt động không hiệu quả như kì vọng thì ông Hưng lại cho rằng: “Nhà máy đã tạm dừng hoạt động từ ngày 3/4/2018 để sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp thiết bị, khắc phục sự cố. Theo kế hoạch tới ngày 1/8/2018 sẽ tiến hành phân luồng nhập rác trở lại. Tuy nhiên, do hệ thống dây chuyền công nghệ xử lý rác vận hành trong thời gian này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về công suất xử lý, cũng như chưa hoạt động ổn định trong 90 ngày liên tục (hệ thống dây chuyền công nghệ vận hành 7 ngày thì phải dừng 3 ngày để thông tắc thiết bị).

Do vậy, phía Công ty Thành Quang tiếp tục có văn bản xin tạm dừng nhập rác từ ngày 1/8/2018 tới ngày 1/10/2018 để xử lý, thay thế quạt hút hiện có và thay thế hệ thống ống dẫn khí mới, đồng thời cải tạo buồng đốt thứ cấp”.

Theo nguồn tin của PV, trước đó Nhà máy Xử lý và Chế biến rác Phương Đình cũng đã xin tạm ngừng hoạt động 2 lần để bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp thiết bị và chỉ mới hoạt động trở lại từ tháng 2/2018 rồi lại tiếp tục xin ngừng hoạt động...

Khi PV đề cập tới việc trong quá trình hoạt động công suất xử lý của nhà máy có thực sự đảm bảo đạt đúng thiết kế ban đầu không?, ông Hưng khẳng định: “Công xuất của nhà máy cao điểm nhất đạt 120 - 150 tấn/ngày”.

Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với những lời ông Hưng nói, ghi nhận của PV cho thấy, thực tế bắt đầu từ 1/3/2018 Nhà máy rác Phương Đình tiếp nhận và xử lý theo phân luồng của Sở Xây dựng Hà Nội và Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị với khối lượng là 88 tấn/ngày; công suất thực tế của nhà máy chỉ ước đạt 60 tấn/ngày (công suất thiết kế là 200 tấn/ngày), tức là công suất thực của nhà máy chỉ đạt 1/3 thiết kế ban đầu.

Trước câu trả lời của đại diện Nhà đầu tư - Công ty Thành Quang, dư luận không khỏi băn khoăn, Nhà máy Xử lý và Chế biên rác Phương Đình hoạt động có thực sự hiệu quả? Dây chuyền mà Công ty Thanh Quang sử dụng có phù hợp và đảm bảo yêu cầu chất lượng hay không?

Ngoài ra, lý giải nguyên nhân cho việc nhà máy liên tục gặp sự cố về dây chuyền công nghệ và phải dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp, ông Hưng cho rằng: “Do tính chất đặc thù của nguồn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam. Hơn nữa, trong rác thải có chứa quá nhiều nước dẫn tới rác có độ ẩm cao, ướt dẫn tới tình trạng tắc nghẽn. Đồng thời, cũng do phía đơn vị thu gom rác, khi thu gom lẫn nhiều vật liệu xây dựng, nhiều khi đang đốt có những mảng bê tông to hoặc cả viên gạch dẫn tới ảnh hưởng lò đốt, gây tắc nghẽn…”

Như vậy, theo lời ông Hưng, phải chăng nguyên nhân dẫn tới tình trạng dây chuyền công nghệ liên tục gặp sự cố, phải dừng hoạt động một phần là do đơn vị thu gom?

THCL sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc

Hải Minh  - Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.