"Con đường gốm sứ ven sông Hồng" là Công trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010
“Con đường gốm sứ ven sông Hồng” xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long của nhân dân thủ đô Hà Nội. Công trình này đã nhận được giải thưởng “Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội” năm 2008 và Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới (dài xấp xỉ 3,85 km) - đạt kỷ lục Guinness.
Con đường gốm sứ dài 6 km, diện tích khoảng gần 7000 m², từ dọc đường từ đầu Trần Khánh Dư đến hết Nghi Tàm với mức kinh phí 65 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội, được khởi công từ 10/2007 và khánh thành 05/10/2010, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Thu Thủy, cùng nhiều nghệ nhân trong nước và quốc tế xây dựng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng...
Các bức tranh trên con đường khắc họa lịch sử dân tộc từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hoà bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...
Năm 2015, con đường đã trải qua một đợt trùng tu, sửa chữa lớn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số đoạn đang xuống cấp
Mặc dù, năm 2015 TP. Hà Nội đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng để sửa chữa, bảo dưỡng con đường gốm sứ ven sông Hồng. Theo đó, dự án bao gồm 4 gói thầu với tổng giá trị 2,572 tỷ đồng, bao gồm:
Toàn bộ phần xây lắp của dự án; Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp; Giám sát thi công gói thầu xây lắp; Bảo hiểm công trình. UBND TP Hà Nội giao chủ đầu tư là Ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình duyệt (bao gồm cả tính chính xác về số lượng và chất lượng) theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các quy định có liên quan của pháp luật.
Tuy nhiên, sau gần 5 năm trùng tu sự xuống cấp hiện nay của con đường được thấy rõ trên các mảnh gốm nứt, bong rơi, mất vệ sinh… phần nào ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Dưới đây là những hình ảnh phóng viên ghi nhận sự xuống cấp của “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”:
Diếm Lệ