Ảnh minh họa
Theo ông Hùng, các điểm ngập này có địa hình trũng do lịch sử để lại, hệ thống cống chỉ thoát được lượng nước mưa 70mm/2h. Với lượng mưa khoảng 100mm/2h thì cần hồ ngầm mới có thể chống ngập và thoát nước cho cả các tuyến phố xung quanh.
Hồ ngầm được xây dựng dự kiến công suất chứa 2.000 m3 nước ở khu vực Đường Thành, chợ Hàng Da, Hoàn Kiếm.
“Quá trình xây dựng hồ điều tiết công ty đã tính toán rất kỹ. Hiện nay, khu vực Đường Thành và Phùng Hưng nếu lượng mưa 50mm/2h sẽ bị ngập. Còn hồ điều tiết sẽ đáp ứng lượng mưa 70mm/1h, với phương án này thì hồ ngầm hoàn toàn chứa nước và thoát nước cho một số tuyến phố quanh đây được. Về kinh phí thực hiện dự án này, mỗi công trình trị giá khoảng 25 tỷ đồng, trong đó 2/3 là vật liệu được mua tại Nhật Bản – ông Hùng cho biết.
Cũng theo lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội, công nghệ thi công hồ ngầm này rất phổ biến ở Nhật và mang lại hiệu qủa cao. TP. HCM đã thử nghiệm, tuy nhiên chỉ là hồ nhỏ thể tích 100 m3. Công nghệ hồ này có ưu điểm thi công nhanh gọn và trả mặt bằng như cũ cho phương tiện qua lại.
Trả lời các câu hỏi liên quan khác, ông Võ Tiến Hùng cho hay: Năm 2017, tổng lượng mưa tăng trung bình so với các năm trước từ 15-30%. Năm 2017, công ty đã cũng đã triển khai những biện pháp để thời gian úng ngập không kéo dài. Hiện nay, đơn vị cũng đang triển khai các quy hoạch liên quan đến việc thoát nước phù hợp với quy hoạch của TP.
Thanh Bình