Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND, triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.

Theo kế hoạch, cùng với việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác ATTP, các cơ quan chức năng thành phố cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực này. Trong đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

Chú trọng thanh kiểm tra các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP. Đẩy mạnh tiến độ thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.

Các cơ quan chức năng thành phố cũng sẽ tăng cường sự phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố trong công tác ATTP; kịp thời phản ánh tình hình triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin nhận biết thực phẩm an toàn, quy trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn, các điểm bán hàng an toàn để người dân biết, vận dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời thông tin các địa chỉ các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, chế biến vi phạm ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, phòng tránh cũng như giám sát.

Tuyên truyền gương các đơn vị, doanh nghiệp làm tốt công tác đảm bảo ATTP, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, đồng thời có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ (Ảnh: internet)

Trong phát triển các vùng sản xuất, kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn, thành phố sẽ thúc đẩy, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000), các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Tăng cường quản lý bảo đảm ATTP đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm.

Cùng với đó sẽ nghiên cứu, thí điểm việc áp dụng một số hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm tiêu dùng cũng như thực phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT trong thực hiện TTHC về ATTP qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phấn đấu đạt cấp độ 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện TTHC cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP, duy trì, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm, quản lý, phát triển chợ thương mại điện tử sản phẩm thực phẩm an toàn...

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.