Báo cáo của Savills cho biết, trong quý 2/2018, tổng nguồn cung khách sạn đạt khoảng 10.000 phòng, ổn định theo quý và tăng 8% theo năm.
Mặc dù quý này là mùa thấp điểm nhưng công suất cho thuê vẫn đạt 72%, giảm nhẹ -2 điểm % theo quý và theo năm. Hạn 5 sao đang có công suất thuê tốt nhất, đạt 80%, có sự đóng góp không chỉ của khách du lịch đến Hà Nội mà còn của các lao động đến Hà Nội. Tiếp đến là hạng 4 sao, hạng 3 sao có công suất thuê đạt 49%.
Giá thuê phòng trung bình giảm -4% theo quý và -5% theo năm. Nguyên nhân được đưa ra là do đây là mùa thấp điểm du lịch. Doanh thu phòng trung bình của phân khúc 5 sao đạt 108 USD/phòng/đêm, gấp đôi doanh thu các khách sạn 4 sao và gấp bốn lần doanh thu các khách sạn 3 sao. Hạng 3 sao thì giá thuê đêm đang ở ngưỡng tốt.
Thị trường khách sạn Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển
Đại diện Savills cho biết, khu vực phía Tây là nơi có công suất thuê lớn nhất, đang đạt 78%, vì khu vực này chủ yếu là khách sạn 5 sao.
Theo Savills, thị trường khách sạn đang được hỗ trợ tốt bởi lượng khách lớn. Theo Tổng Cục Thống kê Hà Nội, lượng khách đến Hà Nội là 13 triệu khách, tăng 10% so với cùng kỳ. Riêng khách quốc tế đạt khoảng 3 triệu khách, tăng 26% so vơi cùng kỳ năm ngoái.
Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng trên tất cả các phân khúc kể từ sau năm 2018 với 43 dự án tương lai. Cùng với đó, thị trường hàng không đang bùng nổ tại Việt Nam, lượng khách di chuyển bằng đường hàng không tăng 33% so với cùng kỳ, đây là điều kiện rất tốt để thị trường khách sạn tăng trưởng. Hãng hàng không Vietjet đang sở hữu 55 chiếc máy bay, đặt hàng 179 chiếc, trong tương lai sẽ thay vị trí của Vietnam Airlines với số lượng máy bay hiện tai là 86 chiếc, đặt hàng là 28 chiếc. Hãng hàng không Jetstar đang có 19 máy bay, đặt hàng 4 máy bay. Mới nhất là hãng hàng không Bamboo Airways với 44 máy bay đang đặt. Dự đoán, thị trường khách sạn của Hà Nội và những điểm đến gần Hà Nội sẽ có những tác động tích cực.
Trúc Mai