Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Trụ sở Đội CSGT "tọa lạc" trên hành lang thoát lũ?

Một khu đất bị sử dụng sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai và Luật Đê điều đã được UBND TP. Hà Nội thu hồi để sử dụng vào mục đích xây dựng Vườn hoa công cộng. Tuy nhiên, hơn 3 năm sau, dự án Vườn hoa chẳng thấy đâu mà chỉ thấy một trụ sở công an “hoành tráng” nằm ngay trong hàng lang thoát lũ của sông Hồng. Đáng buồn hơn, khi phát hiện công trình xây dựng không phép, vi phạm Luật Đê điều nhưng không hiểu sao UBND TP. Hà Nội lại “bật đèn xanh” để “hợp thức hóa” sai phạm trước sự bức xúc của nhân dân địa phương.

Ngày 15/01/2014, lãnh đạo CATP cắt băng khánh thành trụ sở Đội CSGT số 4 mặc dù chưa được cấp phép xây dựng.

Dự án biến thái

Khu đất tại số 887 đường Bạch Đằng (có diện tích hơn 1.777 m2) nằm ở sát mép bờ sông Hồng trước đây vốn do Cty CP Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, do Cty Hồng Hà sử dụng vi phạm Luật Đất đai, Luật Đê điều nên ngày 21/3/2011, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 1381/QĐ-UBND thu hồi diện tích đất trên giao cho UBND quận Hai Bà Trưng quản lý, lập và triển khai dự án phục vụ nhu cầu công cộng.

Trên cơ sở Quyết định 1381 của Thành phố, ngày 29/7/2011, UBND quận Hai Bà Trưng có Văn bản số 798/UBND –TCKH, chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án, xây dựng vườn hoa 887 Bạch Đằng nhằm tạo thành địa điểm vui chơi công cộng cho người dân trong khu vực. UBND quận Hai Bà Trưng giao cho UBND phường Bạch Đằng hoàn thành chuẩn bị đầu tư đến hết quý III/2011. Sau khi có chủ trương đầu tư xây dựng vườn hoa tại số 887 Bạch Đằng, chính quyền phường đã lập dự án, với tổng mức đầu tư 800 triệu đồng. Phường cũng đã trích kinh phi chi trả 50 triệu đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư, đo đạc, khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công…

Tuy nhiên, sau đó, việc thực hiện Quyết định 1381/QĐ-UBND lại rất chậm trễ. Theo quyết định, trong 6 tháng phải xong việc thu hồi đất, lập báo cáo dự án báo cáo UBND TP. Tuy nhiên, hơn 2 năm sau dự án vẫn chưa thực hiện, thậm chí khu đất vẫn chưa bàn giao cho quận, Công ty CP vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà Quản lý và bỏ hoang hóa.

Ngày 8/4/2013, tại hội nghị giao ban phường Bạch Đằng, lãnh đạo phường đã thông báo UBND TP. Hà Nội đã có chủ trương chuyển mục đích sử dụng khu đất từ dự án vườn hoa công cộng để xây dựng trụ sở làm việc cho một đơn vị công an. 
Sau khi nhận được thông tin này, đông đảo nhân dân trong khu vực rất bất bình bởi nghị Quyết số 17 ngày 11/12/2009 của HĐND TP. Hà Nội  quy định, từ đường Bạch Đằng trở ra thuộc hành lang thoát lũ chỉ trồng cây xanh, làm vườn hoa, không xây dựng công trình mới. Hiện nhà cửa của nhân dân ở khu vực này nếu hư hỏng chỉ cho phép chống đỡ chống sập, dột giữ nguyên trạng chứ không được cơi nới xây dựng.


Trụ sở Đội CSGT số 4 (Hà Nội) được xây dựng ngay trên hành lang thoát lũ

Theo một số người dân trình bày, việc xây dựng vườn hoa là hợp lý nhất vì vừa tạo được cảnh quan bờ sông Hồng, vừa là nơi vui chơi, giải trí công cộng cho nhân dân, vừa đảm bảo việc thoát lũ được an toàn.

Mặc cho người dân kịch liệt phản đối, nhưng Công an thành phố và quận Hai Bà Trưng tự giao đất cho nhau. Sau đó, một trụ sở làm việc khang trang của Đội CSGT số 4 và một sân Tennis hiện đại phục vụ cho các đại gia “lắm tiền, nhiều của” mọc lên trên mảnh đất 887 Bạch Đằng vốn nằm trong hành lang thoát lũ của sông Hồng.

Xây không phép

Lý giải về những khúc mắc của người dân, ông Lê Văn Tiến, Đội phó Đội cảnh sát giao thông số 4 (Công an TP. Hà Nội) cho biết, tất cả các mảnh đất của các đơn vị thuộc ngành Công an là thuộc quyền quản lý của Công an TP. Hà Nội. Công an thành phố giao cho đơn vị sử dụng mảnh đất nào thì được sử dụng mảnh đất ấy. Sân Tennis cũng là do Công an Thành phố quản lý. Cũng theo ông Tiến cho hay, khi Đội CSGT số 4 tiếp nhận và sử dụng mảnh đất và trụ sở tại 887 Bạch Đằng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trong tay văn bản bàn giao đất và công trình của Công an thành phố giao cho. “Giấy tờ  bàn giao có thể là đã giao cho Phòng CSGT Hà Nội. Muốn tìm hiểu rõ hơn, các anh có thể lên Công an thành phố hỏi…” - ông Tiến nói.

Theo tìm hiểu được biết, ngày 7/4/2014, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ký ban hành Công văn số 2436/UBND -TNMT cho ý kiến về việc quản lý, sử dụng khu đất 1.777,6 m2 tại 887 Bạch Đằng (Phường Bạch Đằng). Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho biết, theo quy hoạch được phê duyệt, khu đất trên nằm trên hành lang thoát lũ sông Hồng và được quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh. Việc UBND quận Hai Bà Trưng, Công an thành phố tự bàn giao, tiếp nhận khu đất; Công an thành phố đã xây dựng công trình trên đất khi chưa có quyết định giao đất của UBND thành phố và xây dựng công trình không phép là vi phạm quy định về quản lý đất đai, trật tự xây dựng và quản lý đê điều, vi phạm quy hoạch hàng lang thoát lũ sông hồng. Vì vậy, UBND thành phố yêu cầu Công an Thành phố, UBND quận Hai Bà Trưng kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm nêu trên, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
Mặt khác, UBND TP. Hà Nội giao cho Sở TNMT hướng dẫn Công an thành phố lập hồ sơ sử dụng 750 m2 đất tại 887 Bạch Đằng trong thời hạn 5 năm để xây dựng trụ sở làm việc tạm thời cho Đội CSGT số 4. UBND quận Hai Bà Trưng lập phương án sử dụng diện tích đất còn lại, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/5/2014, đồng thời căn cứ vào chỉ đạo của UBND thành phố về quản lý, sử dụng khu đất để trả lời khiến nghị của các hộ dân.


Khu đất 887 phố Bạch Đằng đang bị sử dụng sai mục đích.

Ông Ngô Viết Huy, trú tại Bạch Đằng búc xúc: “UBND quận Hai Bà Trưng có văn bản quy định nhà dân ở khu vực này nếu bị hư hỏng chỉ được chống sập, giữ nguyên hiện trạng, không được cới nới, xây dựng mới. Có nhiều gia đình vi phạm đã bị cưỡng chế. Mỗi năm đến mùa mưa bão, UBND Quận và Phường thường xuyên tổ chức lực lượng đi giải tỏa vi phạm. Công ty Hồng Hà xây nhà cấp 4 trên mảnh đất này đã bị cưỡng chế thu hồi, vậy mà giờ lại cho xây dựng trụ sở của CSGT rất khang trang. Mặt khác, dự án công cộng nay biến thành sân Tennis với mục đích kinh doanh, phục vụ cho giới nhà giàu. Đó là điều bất cập không bao giờ có thể chấp nhận được.

Theo người dân bày tỏ, điều khiến nhân dân bức xúc nhất là cơ quan công an là đơn vị thi hành phạm luật, trong trường hợp này lại ngang nhiên vi phạm pháp luật. Hơn nữa, các công trình này, lại tái vi phạm qui hoạch, vi phạm Luật Đê điều, ảnh hưởng lớn đến việc thoát lũ của sông Hồng mùa mưa bão, trực tiếp đe dọa đến sự an nguy của hệ thống đê điều cùng tính mạng và tài sản của người dân.
Và với tinh thần của UBND TP. Hà Nội như công văn nêu trên, đã lại “hợp thức hóa” các sai phạm, để công trình vi phạm ngang nhiên tồn tại như thách thức dư luận. Dư luận Thủ đô đang trông chờ sự phán quyết công minh của UBND TP. Hà Nội.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

DT - TN




Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.