Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 1Các võ sư Môn phái Bình Định Gia chụp ảnh lưu niệm cùng các em võ sinh khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia Đại học Văn hóa Hà Nội.

Câu lạc bộ Bình Định Gia Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập tháng 11/2016 do Võ sư cao cấp Đinh Công Tuấn – Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Văn hóa thành lập. Trực tiếp giảng dạy là Võ sư cao cấp Phạm Quang Thịnh.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 2Bà Lê Minh Thu – Chưởng môn phái Bình Định Gia (ở giữa). ông Nguyễn Bá Mạnh- Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam (bên phải).

Võ sư cao cấp Đinh Công Tuấn – Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Văn hóa (bên trái) cùng các võ sư và thầy cô trong trường.Sau 1 năm hoat động Câu lạc bộ Bình Định Gia Đại học Văn hóa Hà Nội đã đạt được những thành tích như: dành 2 huy chương vàng trong Cúp Thăng Long do Hội Võ thuật Hà Nội tổ chức.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 3

Võ sư cao cấp Đinh Công Tuấn – Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Văn hóa.

Được biết, khoá 1 có 60 võ sinh theo học thì trong đó có 15 võ sinh là sinh viên Hàn Quốc. Khoá 2 có 40 sinh viên đăng kí học và lớp học của Câu lạc bộ Bình Định Gia Đại học Văn hóa Hà Nội hoàn toàn dạy miễn phí.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 4

Bà Lê Minh Thu – Chưởng môn phái Bình Định Gia tặng hoa cho Võ sư cao cấp Phạm Quang Thịnh – người trực tiếp giảng dạy võ sinh khóa 2.

Ông Hoàng Vĩnh Giang – Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam đã từng chia sẻ về vấn đề này tại Đại hội quốc tế võ cổ truyền Việt Nam Cúp Thăng Long lần I: “Trong nhà trường không thể thiếu được bộ môn thể dục. Tuy nhiên, các môn như chạy điền kinh, nhảy cao, nhảy xa sẽ gặp khó khăn với nhiều trường không có đủ cơ sở vật chất. Trong khi đó, võ cổ truyền chỉ cần một khoảng không gian là có thể luyện tập".

"Việc đưa võ cổ truyền vào học đường không chỉ giúp học sinh rèn luyện sức khỏe một cách đơn giản nhất mà còn hướng các em có được sự tự tôn dân tộc và tinh thần tôn sư trọng đạo. Võ cổ truyền sẽ hướng các em rèn luyện cốt cách, nghĩa khí của người Việt Nam qua những bài quyền đơn giản. Tinh hoa võ Việt cũng thể hiện ngay bản sắc ở động tác chào. Do đó, mà học võ cổ truyền còn là học đạo, học làm một chính nhân quân tử”. Ông Hoàng Vĩnh Giang nhấn mạnh thêm.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 5

 Màn biễu diễn của võ sinh tại buổi lễ khai giảng khóa 2.

Với những giá trị tinh hoa của võ Việt đang được mến mộ trên toàn cầu mà Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam đang hướng đến việc đưa võ cổ truyền vào chương trình học thể dục của các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 6

Võ sinh biễu diễn tại buổi lễ khai giảng khóa 2.

Theo các chuyên gia thì đây là một con đường mới và sự chỉ đạo rất đúng đắn. Bởi học võ cổ truyền cũng là cách giúp các em nâng cao hơn nữa cái tinh thần “tôn sư trọng đạo” và học làm người quân tử.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo tại công văn số 6311/VPCP-KGVX của VPCP về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Công văn chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ngay võ cổ truyền vào luyện tập trong các trường phổ thông. Điều này đã làm nức lòng những người yêu mến và luyện tập võ cổ truyền tại Hà Nội cũng như trên toàn quốc. Đây là trọng trách mà Đảng và Chính phủ đặt lên vai làng võ cổ truyền Việt Nam nhưng cũng là cơ hội lớn để đưa Võ cổ truyền lên một bước phát triển toàn diện.

Hà Nội: Trường Đại học Văn hóa khai giảng khóa 2 Câu lạc bộ Bình Định Gia - Hình 7

Võ sinh biễu diễn tại buổi lễ khai giảng khóa 2.

Cũng theo các võ sư của môn phái Bình Định Gia cho biết: “võ cổ truyền phù hợp với thể trạng và thể  hình người Việt Nam. Do đó, khi đưa vào trường học sẽ giúp các em nhỏ hòa nhập rất nhanh. Bên cạnh đó, học võ sẽ giúp các em học thêm được nhiều đạo lý, truyền thống thượng võ của người Việt qua những bài quyền”. Đưa võ thuật vào trường học cũng là cách giúp em trực tiếp được học lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc qua những bài võ, khơi dậy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của thế hệ trẻ.

Mộc Miên