Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Dương: Người dân không đồng thuận xây dựng cột điện 35KV dưới mương tưới tiêu

Người dân thôn Miêu Lãng gửi đơn tố cáo một số cán bộ UBND huyện Nam Sách và một số cán bộ UBND xã Đồng Lạc lợi dụng chức vụ quyền hạn tự ý giao đất hai vị trí tại mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp để đặt cột điện.

Giao đất xây dựng hai cột điện dưới mương tưới tiêu

Thời gian vừa qua, một số hộ dân thôn Miêu Lãng (xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) gửi đơn tới các Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương để yêu cầu làm rõ dự án xây dựng đường dây 35KV của EVN Hải Dương (ĐZ 35 KV) từ trạm biến áp TBA 110 KV E8.16 đi An Đồng - Nam Sách. Các hộ dân này còn tố cáo một số cán bộ UBND huyện Nam Sách và một số cán bộ UBND xã Đồng Lạc lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai tại địa phương.

Người dân thôn Miêu Lãng gửi đơn tố cáo tới UBND tỉnh Hải Dương về việc xây dựng cột điện dưới mương nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệpNgười dân thôn Miêu Lãng gửi đơn tố cáo tới UBND tỉnh Hải Dương về việc xây dựng cột điện dưới mương nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Tuyết cùng một số công dân thôn Miêu Lãng cho biết, việc người dân gửi đơn lên UBND tỉnh Hải Dương để làm rõ một số việc UBND xã Đồng Lạc và UBND huyện Nam Sách vượt quá thẩm quyền giao đất khi tự ý giao hai vị trí tại mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thôn Miêu Lãng để đặt cột điện 35KV.

Đồng thời, làm rõ một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công dự án xây dựng mới ĐZ 35 KV từ TBA 110 KV E8.16 đi An Đồng- Nam Sách tại xã Đồng Lạc.

Cụ thể, theo các hộ dân, UBND xã Đồng Lạc đã tự ý giao đất trên thực địa tại 2 vị trí thuộc về hệ thống mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương để điều chỉnh lại hệ thống cột điện và dây dẫn điện.

Đáng chú ý, hai vị trí xây dựng cột điện này không nằm trong diện tích đất thủy lợi tại thông báo thu hồi đất 137 ngày 25/6/2019 của UBND huyện Nam Sách.

Việc UBND xã Đồng Lạc tự ý giao đất không đúng loại đất sử dụng dành cho công trình và dự án so với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2020 theo quyết định 338 ngày 4/2/2020 và quyết định 1773 của UBND tỉnh Hải Dương. Bởi theo phụ lục kèm theo quyết định trên nêu rõ về các loại đất sử dụng dành cho công trình và dự án thì dự án xây mới ĐZ 35KV chỉ được sử dụng vào đất trồng lúa (LUC) chứ không hề có đất thủy lợi (DTL)

Người dân cho rằng, đây là hành vi giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định tại điều 59 Luật Đất đai 2013 bởi UBND xã Đồng Lạc không được phép thực hiện hành vi này. Hiện nay, chưa có bất kỳ thông báo nào thay thế thông báo thu hồi đất số 137 của UBND huyện Nam Sách.

Ngoài ra, người dân không đồng ý việc đặt 2 vị trí cột điện mới dưới mương tưới tiêu bởi đây là tuyến mương duy nhất nối trực tiếp với sông dẫn nước cho toàn bộ thôn Miêu Lãng để cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước từ khu vực dân cư. Do đó, đặt hai cột điện dưới lòng mương sẽ làm ảnh hưởng tới dòng chảy.

Xây cột điện dưới mương nước do dân không đồng ý phương án GPMB?

Được biết, ngày 12/2/2020, Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc Ngô Chí Dũng ký ban hành thông báo 17 trả lời đơn kiến nghị của bà Lê Thị Tuyết về việc giao đất cho đơn vị thi công đường dây ĐZ 35KV từ TBA 110 KV E8.16 đi An Đồng- Nam Sách.

Nhiều người dân bức xúc trước việc xây dựng hai cột điện 35 KV dưới mương nướclàm ảnh hưởng tới tiêu thoát nướcNhiều người dân bức xúc trước việc xây dựng hai cột điện 35 KV dưới mương nước làm ảnh hưởng tới tiêu thoát nước

Theo đó, dự án đường dây ĐZ 35KV được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, có vị trí đi qua diện tích đất của các thôn Miêu Lãng, Đông Phan. Đơn vị thi công đã tiến hành thi công từ giữa năm 2019, tuy nhiên trong quá trình thi công, một số hộ dân thôn Miêu Lãng không nhất trí với việc đặt cột điện tại vị trí đất trồng cây lâu năm của gia đình với lý do ảnh hưởng đến sản xuất.

Do vậy, để đảm bảo thời gian thực hiện dự án phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, đơn vị thi công đã xin ý kiến Ban GPMB của huyện Nam Sách điều chỉnh hướng tuyến đường dây. Ban GPMB đã giao UBND xã phối hợp với đơn vị thi công khảo sát vị trí để phục vụ cho việc thi công và báo cáo UBND huyện cho ý kiến chỉ đạo. Đồng thời UBND xã Đồng Lạc cho rằng, hai vị trí đặt cột điện dưới mương tưới tiêu đều nằm trên phần đất UBND xã quản lý.

Dù giải thích như trên, tuy nhiên, căn cứ điều 59, Luật Đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh. UBND cấp xã chỉ được phép cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Do vậy, việc người dân nghi ngờ việc UBND xã Đồng Lạc giao hai vị trí kênh mương cho Điện lực Hải Dương là để phía điện lực không phải mất các chi phí đền bù cho người dân có đất bị thu hồi?.

Bên cạnh đó, việc Ban GPMB huyện Nam Sách giao cho UBND xã Đồng Lạc phối hợp với đơn vị thi công khảo sát vị trí tại hệ thống mương máng tưới tiêu là không phù hợp, vượt quá quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ. Bởi trường hợp, Công ty Điện lực Hải Dương liên hệ, đề xuất phương án thì UBND huyện Nam Sách phải báo cáo UBND tỉnh Hải Dương để điều chỉnh, phê duyệt phương án và quyết định thực hiện.

Lý giải việc không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của dự án, không nhất trí với việc đặt cột điện tại vị trí đất trồng cây lâu năm của gia đình, một số người dân cho rằng, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương không gặp trực tiếp người dân để thỏa thuận các vấn đề về giá cả, phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ đối với đất bị thu hồi và đất trong hành lang an toàn đường dây điện dẫn trên không. Trong khi người dân cũng cho rằng, phương án bồi thường GPMB của huyện không đúng quy định nên đã liên tục làm đơn kiến nghị.

“Tất cả các phương án đền bù đều do Hội đồng GPMB huyện Nam Sách trao cho người dân tại trụ sở UBND xã Đồng Lạc nhưng không có con dấu của cơ quan nhà nước và quyết định phê duyệt”, bà Lê Thị Tuyết cho hay.

Xây dựng "cấp tốc" cột điện trên mương tưới tiêu

Mấy ngày qua, người dân bức xúc bởi khi người dân kiến nghị, UBND tỉnh Hải Dương đã giao Thanh tra tỉnh Hải Dương kiểm tra, xác minh nhưng đơn vị thi công vẫn thản nhiên triển khai thi công xây dựng tại vị trí mương nước tưới tiêu.

Cụ thể, ngày 19/3, UBND xã Đồng Lạc đã xuống hiện trường giao đất tại hai vị trí dưới mương nước cho đơn vị thi công của Điện lực Hải Dương. Tại mỗi vị trí được xác định bằng cọc gỗ, trên đầu cọc có dấu sơn màu đỏ.

Từ đó, đến nay, đơn vị thi công đã tiến hành đưa vật tư, thiết bị và triển khai thi công tại vị trí mương tưới tiêu thuộc thôn Miêu Lãng trên. Hoạt động thi công đã lấp dòng chảy kênh mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát nước của cộng đồng dân cư thôn Miêu Lãng.

Dân tố chín quyền địa phương giao đất trái thẩm quyền để cột điện xây dựng dưới mương tiêu thoát nướcDân tố chính quyền địa phương giao đất trái thẩm quyền để cột điện xây dựng dưới mương tiêu thoát nước

Người dân cho rằng, việc triển khai thi công tại vị trí mương nước khi chưa có quyết định giao đất của UBND tỉnh Hải Dương là không đúng quy định của pháp luật và đề nghị các cơ quan chức năng phải xác minh làm rõ các vấn đề trên, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

Trao đổi với PV, ông Ngô Chí Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc cho biết, dự án đường dây ĐZ 35KV từ TBA 110 KV E8.16 đi An Đồng- Nam Sách được Điện lực Hải Dương triển khai từ năm ngoái. Tuy nhiên, hộ dân Lê Thị Mai (thôn Miêu Lãng) không đồng ý cho đặt tại vị trí khu đất vùng vườn do ảnh hưởng sản xuất nên dự án phải tạm dừng lại mấy tháng.

“Sau đó Điện lực Hải Dương mới xin ý kiến Ban GPMB của huyện điều chỉnh hướng tuyến sang vị trí mới. Điện lực Hải Dương cũng đề nghị UBND xã hai vị trí tại mương nước thôn Miêu Lãng. Khi kiểm tra hai vị trí này thuộc đất lưu không do UBND xã quản lý. Người dân ý kiến về việc tiêu thoát nước nhưng bên điện lực nói rằng thi công nhưng vẫn đảm bảo dòng chảy phục vụ tiêu thoát nước của người dân. Việc các hộ nói chưa thỏa thuận với các hộ nhưng đây là đất lưu không của UBND xã, không vào đất nhà của hộ gia đình. Việc kiểm đếm hỗ trợ hạn chế trồng cây, UBND xã đang phối hợp với Ban GPMB của huyện tiếp tục cho kiểm đếm”, ông Ngô Chí Hiếu cho hay.

Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương kiểm tra xử lý bảo đảm quyền lợi cho người dân, tránh khiếu kiện kéo dài.

Bùi Tú

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.