Hải Dương: Số lượng PGĐ Sở Nội vụ vượt quy định
THCL Chính phủ quy định số lượng phó giám đốc sở không quá 03 người; riêng các sở thuộc UBND Thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người. Tuy nhiên, hiện nay tại Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, có đến 5 phó giám đốc…
Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương có số lượng PGĐ vượt quy định của Chính phủ
Vượt quy định của Chính phủ
Tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở nêu rõ:
1. Người đứng đầu sở thuộc UBND cấp tỉnh (sau đây gọi chung là giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (sau đây gọi chung là phó giám đốc sở) là người giúp giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi giám đốc sở vắng mặt, một phó giám đốc sở được giám đốc sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của sở.
Số lượng phó giám đốc sở không quá 03 người; riêng số lượng phó giám đốc các sở thuộc UBND Thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với giám đốc sở và phó giám đốc sở, do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, tại Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, ngoài Giám đốc Sở còn có 5 phó giám đốc sở, vượt quy định của Chính phủ tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP. Cụ thể, trên website của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương đăng công khai danh sách Ban giám đốc Sở, gồm ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc; còn có 5 phó giám đốc, gồm ông Nghiêm Đình Huân, ông Phạm Văn Mạnh, ông Nguyễn Kim Diện, ông Phạm Đức Tuấn và ông Nguyễn Như Độ (kiêm Trưởng ban Tôn giáo).
Theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 (có hiệu lực từ ngày 15/12/2014) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phòng nội vụ thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 01/01/2015, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Kim Diện, Trưởng phòng Đào tạo - Bồi dưỡng (Sở Nội vụ) giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 01/01/2020.
Ông Phạm Đức Tuấn từ Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/2/2015, đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định. Ông Phạm Đức Tuấn được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số: 0,7 kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chủ trương có trước nghị định nên vẫn bổ nhiệm?
Để làm rõ thông tin trên, chiều ngày 21/10, trao đổi với PV về việc Sở Nội vụ có đến 5 phó giám đốc, vượt quá quy định của Chính phủ, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, ông Phạm Văn Tỏ cho hay: “Thứ nhất là do lịch sử để lại, thông tư cũ quy định phó giám đốc là kiêm thủ trưởng đơn vị cấp dưới. Khi có nghị định, thông tư mới ra đời thì chuyển tiếp nên số đó vẫn cứ giữ nguyên cho đến khi đồng chí ấy về hưu thì thôi không bổ nhiệm thêm nữa, số lượng phó sẽ giảm xuống. Thứ 2 do luân chuyển cán bộ của tỉnh, khi đại hội, các đồng chí hết tuổi không tái đắc cử được cấp ủy thì điều động về Sở làm phó giám đốc”.
“Đồng chí luân chuyển về Sở là Phó giám đốc Phạm Đức Tuấn, trước đó là Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, do không đủ tuổi tái cử nên điều động về làm Phó giám đốc Sở. Đồng chí Tuấn hiện phụ trách mảng thi đua khen thưởng tại Sở. Phó giám đốc Sở Nguyễn Như Độ (kiêm Trưởng ban Tôn giáo) theo quy định cũ chuyển tiếp nên được kiêm chức Trưởng ban Tôn giáo”, ông Tỏ cho biết.
Trả lời câu hỏi của PV về việc Nghị định số 24/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2014 và Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 (có hiệu lực từ ngày 15/12/2014), nhưng có 2 phó giám đốc Sở được bổ nhiệm, điều động như ông Nguyễn Kim Diện giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 01/01/2015 và ông Phạm Đức Tuấn giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/2/2015, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương giải thích: “Có đồng chí thuộc dạng bồi dưỡng cán bộ trẻ để đưa về cơ sở. Ban Thường vụ Tỉnh ủy có chủ trương này trước khi có nghị định, nhưng khi quyết định lại có sau Nghị định 24/2014/NĐ-CP bởi quy trình bổ nhiệm cán bộ rất là lâu”.
Sở Nội vụ có chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
Bùi Tú
Bài viết khác
Cần làm rõ bộ ‘lòng xe điếu’ dài 40m có nguồn gốc từ đâu?
Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một quán ăn tại quận Cầu Giấy, Hà Nội giới thiệu bộ lòng xe điếu dài 40m, nhiều chuyên gia cho rằng, không có con lợn nào có bộ lòng dài đến thế. Đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc bộ lòng này từ đâu…
Bắc Ninh: Hơn 648.000 lượt hội viên nông dân ký cam kết “Nói không với thực phẩm không an toàn”
Giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về đảm bảo an toàn thực phẩm, vì sức khỏe cộng đồng gắn với các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.
Làm thế nào để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm?
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) có ý nghĩa rất quan trọng, vì ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế. Để tạo được sự chuyển biến căn cơ trong nhận thức và hành động, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý, phải có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và người dân.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki - Chai 300 gam
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra Thông báo số 1254/QLD-MP đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam.
Hà Nội: Huyện Mỹ Đức đã kiểm tra công tác ATTP tại 195 cơ sở
UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã thành lập 21 đoàn kiểm tra tuyến huyện, xã, thị trấn, tiến hành kiểm tra 195 cơ sở. Qua đó, phát hiện 2 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; lập biên bản và xử phạt hành chính 5,5 triệu đồng; buộc tiêu huỷ 60 lít rượu và 30kg bim bim không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
TP. Hồ Chí Minh rà soát sữa giả tại hơn 4.600 nhà thuốc
Qua kiểm tra, khảo sát hơn 4.600 nhà thuốc, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh phát hiện một cơ sở kinh doanh sữa giả.
Hà Nội tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm
Sở Y tế Hà Nội vừa có Văn bản số 2047/SYT-NVD ngày 5/5/2025 gửi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội; Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã và cơ sở sản xuất, công bố, kinh doanh mỹ phẩm về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Hải Phòng: Mở đợt cao điểm ngăn chặn thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc
Thực hiện Văn bản số 2352/BYT-QLD ngày 20/4/2025 của Bộ Y tế về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, PCT UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán, lưu thông thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn thành phố.
Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc: “Chìa khóa” bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia vào quá trình này để đạt hiệu quả cao.
Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng
Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: Tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng.