Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai kịch bản phòng dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới

Việt Nam sẽ xây dựng song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng.

Tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế sáng 13/04, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 02 kịch bản phòng chống dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch Covid-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản về diễn tiến dịch Covid-19 có thể xảy ra.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam sẽ xây dựng song song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: COVID-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng. Ảnh Trần Minh
Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam sẽ xây dựng song song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng. Ảnh Trần Minh.

Kịch bản thứ nhất, biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng Covid-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn

"Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa Covid-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường. 

Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền...)", Cục trưởng Phan Trọng Lân nói.

Kịch bản thứ hai, GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. 

Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.

Ảnh minh họa internet
Hai kịch bản phòng dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới. Ảnh minh họa internet.

Với kịch bản thứ hai này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện.

"Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều 'vũ khí' như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 03 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, do: Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử. 

Trên cả nước số tử vong do Covid-19 đã giảm mạnh (hiện còn hơn 30 ca mỗi ngày); hơn 1.200 ca nặng đang điều trị tại bệnh viện do các địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Tăng cường truyền thông và triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

CIENCO4 (C4G) thống nhất không chia cổ tức năm 2023
CIENCO4 (C4G) thống nhất không chia cổ tức năm 2023

Ngày 27/4, Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (mã chứng khoán C4G) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội thống nhất không chia cổ tức năm 2023 để dành nguồn lực thực hiện các dự án lớn.

HDBank đạt 4.028 tỷ đồng lợi nhuận quý I/2024
HDBank đạt 4.028 tỷ đồng lợi nhuận quý I/2024

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - mã chứng khoán: HDB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ, ROE đạt 26,7%. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

Ninh Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng và cơ hội rất lớn từ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời không phát thải carbon để sản xuất hydrogen xanh lá. Đây được xem là giải pháp công nghệ bền vững, nhưng cần thời gian dài và nguồn vốn lớn để phát triển thị trường...

Vinaconex (VCG) đạt 50% mục tiêu lợi nhuận ngay quý I
Vinaconex (VCG) đạt 50% mục tiêu lợi nhuận ngay quý I

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (mã VCG – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024.

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới

Ngày 27/4, Cơ quan Công an TP. HCM cho biết vừa triệt phá thành công đường dây tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.