Khai mạc Giải vô địch trẻ và thiếu niên võ cổ truyền toàn quốc lần thứ XX, năm 2019 được diễn ra từ ngày 10 đến 19/6/2019 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hậu Giang.
Giải vô địch trẻ và thiếu niên võ cổ truyền toàn quốc lần thứ XX, năm 2019 gồm có 367 vận động viên đến từ 30 đoàn, trong đó có 136 trận đối kháng, 140 lượt quyền quy định và 68 tiết mục tự chọn.
Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cùng Lãnh đạo Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam đứng lên làm lễ chào cờ.
Các Vận động viên tham dự giải sẽ tranh tài ở 14 bộ Huy chương đối kháng, trong đó có 8 nam va 6 nữ; 28 bộ Huy chương quyền quy định chia đều cho cả nam và nữ; 14 bộ Huy chương cho Quyền tự chọn và 3 bộ Huy chương đối luyện.
PGS.TS. Hoàng Vĩnh Giang Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền và Thế giới võ cổ truyền Việt Nam thắp hương.
Hầu hết các tỉnh, thành, ngành tham gia giải năm nay đều có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, kỹ lưỡng trong đội hình, thông qua việc huấn luyện tập trung; chuẩn bị nhiều bài tập mới, độ khó cao; VĐV được đi tập huấn nhiều nơi,… Do đó, giải đấu hứa hẹn sẽ mang đến cho người hâm mộ môn võ cổ truyền nhiều pha tranh tài gay cấn, quyết liệt, ấn tượng, đặc biệt là kịch tính trong cuộc đua tranh tốp giành huy chương.
PGS.TS. Hoàng Vĩnh Giang Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền và Thế giới võ cổ truyền Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các lãnh đạo khác.
Bên cạnh đó, 367 vận động viên đến từ 30 đoàn,, trong đó, một số địa phương như Bình Định, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng tham gia từ 20 VĐV trở lên. Minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm của các đoàn khi cử số lượng VĐV đông đảo, mang tầm quy mô và chất lượng, tham gia đầy đủ những nội dung.
30 đoàn tham dự giải.
Bình Định được biết đến là cái nôi của nhiều môn võ, trong đó có võ cổ truyền, khi nguồn VĐV được đào tạo bài bản, chặt chẽ ở các tuyến tuyển, trẻ, năng khiếu.
Các vận động viên thi đấu bài Quyền.
Tại giải lần này, đoàn tham gia với 23 VĐV tranh tài ở tất cả các nội dung thi đấu. Dù vậy, đội cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của võ cổ truyền Hậu Giang khi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ địa phương.
Các vận động viên thi đấu phần thi Đối kháng.
Được biết, Bình Định từ nhiều năm qua đã đưa võ cổ truyền vào thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng, nên thu hút được đông đảo số lượng học sinh tham gia. Các võ đường ra đời, võ sinh tăng vọt đã kéo theo sự lan tỏa phong trào, nhờ đó nguồn VĐV tuyển chọn đào tạo luôn dồi dào, đảm bảo đủ số lượng, mạnh về chất lượng.
Biểu diễn văn nghệ trước lúc Khai mạc giải.
Riêng đối với Hậu Giang, việc đăng cai tổ chức giải có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy phong trào luyện tập môn võ cổ truyền trong quần chúng nhân dân.
Đồng thời, góp phần bảo tồn, phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc. Qua đó, tạo cơ hội va chạm, cọ xát cho các VĐV, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những nhân tố trẻ, mục tiêu hướng đến những thành công mới trong tương lai.
Việc phát triển võ cổ truyền trong học đường cũng được nhiều địa phương nhận định là cách làm hiệu quả để khơi dậy phong trào, tạo điều kiện cho các vận động viên trẻ có điều kiện thi đấu, cọ xát nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật.
Mộc Miên