Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp định EVFTA và cơ hội của thị trường xuất khẩu cà phê sang EU

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định EVFTA và cơ hội của thị trường, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong 06 tháng đầu năm 2022 đã có sự khởi sắc trở lại sau nhiều năm sụt giảm liên tiếp với khối lượng đạt kỷ lục 412.639 tấn, trị giá gần 900 triệu USD, tăng mạnh 41,9% về lượng và 75% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong 06 tháng đầu năm 2022 đã có sự khởi sắc trở lại sau nhiều năm sụt giảm liên tiếp với khối lượng đạt kỷ lục 412.639 tấn, trị giá gần 900 triệu USD, tăng mạnh 41,9% về lượng và 75% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong đó, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết thị trường trong khối EU đều tăng trưởng cao như Đức tăng 13,9%; Italia tăng 13,5%; Tây Ban Nha tăng 47,5%... Đặc biệt, lượng cà phê xuất khẩu sang Bỉ tăng đột biến hơn 3,2 lần, sang Hà Lan tăng 3,7 lần.

EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% xuất khẩu của toàn ngành. Do đó xuất khẩu cà phê sang thị trường này tăng mạnh đã góp phần đưa tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm nay lên 1 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và 48,5% về trị giá.

Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.

Bộ Công Thương cũng nhận định xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc trong năm 2022. EVFTA được cho là sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh tại EU, tình trạng thiếu container vận chuyển và vấn đề chi phí logicstics năm 2022 bớt căng thẳng hơn so với năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa.

Trước đó, trong giai đoạn đầu thực thi (năm 2020-2021), việc tận dụng EVFTA để xuất khẩu cà phê sang EU chưa được như kỳ vọng do bối cảnh thị trường không thuận lợi, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế Châu Âu và các doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ hội để cà phê Việt Nam lấy lại thị phần tại EU

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê trong đó có Việt Nam.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), EU chiếm 47 - 49% tổng trị giá nhập khẩu cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2017 – 2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm, kim ngạch đạt 15,7 tỷ USD/năm. Đặc biệt, nhập khẩu cà phê của EU đang tăng lên, đạt 17,3 tỷ USD trong năm 2021 cao nhất kể từ năm 2011.

Việt Nam giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu cà phê vào EU sau Brazil, nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại EU trong những năm gần đây giảm dần từ 9,7% trong năm 2017 xuống chỉ còn 6,2% trong năm 2021.

Do đó, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam lấy lại vị thế cũng thị phần tại EU trong thời gian tới. Thực tế kể từ đầu năm 2022 đến nay các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU.

Hiện EVFTA đang bước vào giai đoạn thực thi trong năm thứ ba với các cam kết thuế quan sâu rộng hơn, điều này sẽ góp phần tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.