Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hô biến ‘của công thành của ông’, đất rừng cao su đang bị thâu tóm?

Hàng chục ngàn m2 đất rừng cao su ở Đồng Nai đang từ “đất công bị biến thành đất ông” thông qua việc giao đất cho cá nhân canh tác, sản xuất. Tuy nhiên, lợi dụng điều này nhiều cá nhân đã sang nhượng để hợp thức hóa với nhiều dấu hiệu làm trái các quy định.

Kỳ 1: Điểm mặt nhưng dự án công không qua đấu giá

Trong quá trình phát triển, nhiều địa phương đã giao hàng vạn ha đất cho tổ chức, doanh nghiệp xây dựng dự án đô thị, khu du lịch thậm chí phân lô bán nền trái phép làm mất quyền tiếp cận chính đáng của người dân. Điều này đang nảy sinh nhiều vấn đề không minh bạch.

Nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ đồng ngân sách

Câu chuyện đình đám nhất có lẽ phải kể đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tại kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành. Hàng loạt sai phạm và trách nhiệm của các lãnh đạo, đơn vị liên quan được chỉ ra. Sai phạm đầu tiên được chỉ ra là việc chấp hành pháp luật trong quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai.

Cụ thể, UBND TP không lập các dự án theo thứ tự ưu tiên để trình duyệt theo quy định; giao đất, cho thuê đất trước khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chỉ định nhà đầu tư không đúng quy định…

Về giá đất, các cơ quan chức năng đã đề xuất và được Thành phố phê duyệt chi phí đầu tư bình quân cho 1m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở là 26 triệu đồng/m2, chênh lệch giảm khoảng 50% so với đơn giá đề xuất ban đầu.

Ngoài ra, việc không tính lãi đối với khoản tiền được tạm ứng từ ngân sách nhà nước dẫn đến tổng mức đầu tư đã xác định và phê duyệt là không đúng quy định. Việc này giúp các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn do được đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo hình thức hợp đồng BT.

Toàn bộ quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 221,68 ha được tạo ra bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng TP.HCM đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư mà không thông qua đấu thầu, giao đất không qua đấu giá là vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.

Một trường hợp mà báo chí nêu gần đây là khu đất tài sản công số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, định giá 558 tỉ đồng nên nếu giao đất không đấu giá thì sẽ áp dụng mức giá này. Nhưng sau khi đấu giá, đã bán được 1.430 tỉ đồng cho thấy thực tế sự chênh lệch khoản thu ngân sách khi so sánh giữa việc giao đất và đấu giá là quá lớn.

Hay như việc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao 10.400m2 đất công tại góc đường 3/2 Thi Sách (phường 8, Tp.Vũng Tàu) cho công ty Cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, vi phạm pháp luật về đất đai.

Cụ thể, ngày 9/11/2010, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định số 2933/QĐ-UBND về việc thu hồi 10.400m2 đất tại góc đường 3/2 – Thi Sách, phường 8, Tp. Vũng Tàu và giao toàn bộ đất thu hồi trên (giao đất có thu tiền sử dụng đất) cho công ty CP Trùng Dương – Thái Sơn để đầu tư cho công trình Dịch vụ Thương mại Ngọc Tước Pavilion. Đến ngày 9/3/2011, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định về việc phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất. Theo đó, tổng số tiền sử dụng đất là hơn 102,26 tỷ đồng. Ngày 23/12/2013, công ty CP Trùng Dương Thái Sơn nộp đủ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo đúng thông báo.

Sau đó, công ty CP Trùng Dương Thái Sơn ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án với công ty TNHH Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam cam kết chuyển nhượng dự án với giá là hơn 187,3 tỷ đồng….

Hàng ngàn m2 đất công giao thẳng vào túi tư nhân

Thực trạng đất công không qua đấu giá chạy thẳng vào túi tư nhân xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong đó có Đồng Nai, vẫn đề này cũng khiến dư luận nóng lên từng ngày.

Câu chuyện 71,5ha đất thuộc xã Long Đức, huyện Long Thành là một ví dụ: Khu đất này trước đây được giao cho Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai quản lý, khai thác. Theo Quyết định số 3955/QĐ-UBND ngày 15/12/2014, UBND tỉnh Đồng Nai giao cho UBND huyện Long Thành thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để đầu tư dự án Khu dân cư và Trung tâm thương mại.

Cũng theo quyết định này, sau khi thực hiện xong bồi thường giải phóng mặt bằng và được UBND huyện Long Thành xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập thủ tục trình UBND tỉnh giao đất cho Công ty Cổ phần Lộc Thịnh triển khai dự án. Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Minh Phúc đã ký Quyết định số 3953/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ để thực hiện dự án với 50 hộ được duyệt, tổng giá trị hơn 49,6 tỷ đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ và kinh phí tổ chức thực hiện cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành; chuyển kinh phí thẩm định cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mặc dù hai quyết định trên UBND tỉnh Đồng Nai đều căn cứ Luật Đất đai 2013, nhưng thay vì thực hiện đấu giá thì UBND tỉnh Đồng Nai lại giao thẳng cho Công ty CP Lộc Thịnh.

Một dạng biến tướng từ đất công sang đất tư khác đang diễn ra bất thường tại Đồng Nai đó là câu chuyện cá nhân làm đơn đòi đất đã được chính quyền và Tổng công ty cao su Đông Nai “hào phóng” trả lại.

Xuất phát từ lá đơn đề nghị trả lại đất của ông Nguyễn Văn Minh từng là nhân viên công ty cao su Đồng Nai. Theo trình bày của ông Minh: Trước năm 1975, ông Nguyễn Văn Cơ (cha của ông Minh) có quyền sở hữu 727,1327ha đất, sau năm 1975, diện tích đất 727,1327ha  do Ty điền địa Biên Hòa cấp trích lục địa bộ ngày 20/9/1971 là đất đồn điền cao su và đất rừng hoang tại xã Phước Tân (cũ) cho ông Nguyễn Văn Cơ. Trong diện tích nêu trên, ông Cơ trồng cao su trong diện tích khoảng 60,54ha. Sau giải phóng ông Cơ không sử dụng diện tích phần đất rừng hoang, diện tích đất trồng cao su do Liên hiệp nông trường cao su quản lý, năm 1981, Liên hiệp giao lại cho công ty cao su Đồng Nai quản lý và Nông trường Long Thành là đơn vị trực tiếp khai thác, sử dụng.

Dù trước đó ngày 03/01/1984, bà Nguyễn Thị Kim Cúc (chị của ông Nguyễn Văn Minh)  đã có đơn đề nghị công ty cao su Đồng Nai trả lại cây cao su, tiền công khai hóa đất, giá trị cây cao su thanh lý và 60,54ha đất thuộc đồn điền Tam Phước huyện Long Thành. Ngày 30/8/1994, Công ty cao su Đồng Nai ra Quyết định giao cho bà Cúc: 05ha đất trồng ở lô 56, quốc lộ 51, bồi hoàn khoản tiền 121.185.000 đồng cho bà Cúc. Ngày 16/12/1998, Chính phủ có  công văn số 1484/CP-NN chỉ đạo đình chỉ việc giải quyết trả lại đất cho bà Cúc. Sau đó UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 2593/QĐ-CT ngày 25/8/2003 giao cho bà Cúc 5,0013ha đất và bồi hoàn số tiền thanh lý cây cao su 121.185.000 đồng.

Hô biến ‘của công thành của ông’, đất rừng cao su đang bị thâu tóm? - Hình 1

Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Đồng Nai

Trở lại vấn đề của ông Minh, sau khi có đơn đề nghị, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND Tp Biên Hòa xác minh hoàn cảnh của ông Minh để cân nhắc có hướng giải quyết dứt điểm vụ việc. Từ đây hàng loạt văn bản bất thường đã được ban ra.

Ngày  25/01/2016, Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai có công văn số 45 về việc giao trả đất về cho UBND tỉnh Đồng Nai để giải quyết đề nghị trả lại đất của ông Nguyễn Văn Minh. Phúc đáp lại văn bản này, UBND tỉnh có công văn số 1362/UBND-NC về việc xử lý nội dung giao trả đất của Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai, trong văn bản Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có ý kiến giao Sở TN&MT kiểm tra, lập thủ tục trình UBND tỉnh thu hồi diện tích đất 6,4ha tọa lạc tại xã Tam Phước, Tp Biên Hòa do Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai giao trả, giao lại cho UBND TP Biên Hòa quản lý, sau khi thu hồi xong, Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai (Công ty) có trách nhiệm lập hồ sơ trình Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam thanh lý cao su và ban giao đất về địa phương quản lý theo quy định; việc xem xét, giải quyết hỗ trợ cho gia đình ông Minh chỉ được xem xét, giải quyết sau khi có quyết định thu hồi và đất đã được bàn giao về UBND Tp Biên Hòa quản lý. Đến ngày 25/4/2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 1002/QĐ-UBND thu hồi diện tích đất mà Công ty đã giao trả.

Hô biến ‘của công thành của ông’, đất rừng cao su đang bị thâu tóm? - Hình 2

Chủ trương thanh lý và trao trả đất về UBND tỉnh của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Ngày 23/11/2016, ông Nguyễn Văn Minh được giao diện tích 64,243 m2 tại tờ bản đồ số 71, thửa số 35 tại xã Tam Phước, TP Biên Hòa theo công văn 11345/UBND-NC ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai. Loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, thời hạn sử dụng 50 năm.Hô biến ‘của công thành của ông’, đất rừng cao su đang bị thâu tóm? - Hình 3

Sau khi được trả đất và chuyển nhượng, khu đất đã được làm đường và có dấu hiệu phân lô nền

Có một thực tế khi giải quyết giao đất cho ông Nguyễn Văn Minh theo công văn số 11345 của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 23/11/2016, thì sự việc được UBND tỉnh này giải quyết sau khi xem xét các công văn hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc của ông Minh và không căn cứ dựa trên bất kỳ văn bản pháp luật hiện hành nào tại thời điểm đó.

Phải chăng tại Đồng Nai, cứ công dân có đơn xin đòi đất là được trả lại mà không cần căn cứ vào luật định? Một điều lạ nữa đó là sau khi được giao diện tích 64,243 m2 đất rừng cao su, ông Minh đã ngay lập tức chuyển nhượng sang tên cho người khác là ông Võ Tấn Phát, điều này được thể hiện bằng rất nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Võ Tấn Phát. Sau khi nhận chuyển nhượng hiện tại khu đất này đã được ông Võ Tấn Phát tiến hành làm đường, phân lô....?

Hô biến ‘của công thành của ông’, đất rừng cao su đang bị thâu tóm? - Hình 4

Khu đất đã được lên sơ đồ phân lô 

Hải Dương

Tin mới

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).