Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ em trong tháng Tư và xây dựng, báo cáo phương án, kế hoạch tiêm vaccine mũi 4

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 114/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa trong việc cung ứng, nhập khẩu và tiêm vaccine cho trẻ em. 

Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 04/2022. Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022 cho các đối tượng cần tiêm để các cháu đến trường an toàn trong các tháng học hè và bắt đầu năm học mới an toàn vào tháng 09/2022.

Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, triển khai nhanh hơn nữa việc cung ứng, tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để đạt mục tiêu đề ra trong phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 cho các đối tượng trong chỉ định tiêm, nhất là các đối tượng rủi ro cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người lao động tại các khu công nghiệp, đô thị lớn ...

Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022. Ảnh minh họa internet
Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022. Ảnh minh họa internet.

Đẩy mạnh việc chủ động sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh, kít xét nghiệm với việc đơn giản thủ tục hành chính đến mức tối đa nhất có thể, nhưng phải bảo đảm đúng quy định hiện hành, nhất là chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA.

Về công tác tuyên truyền, cần xây dựng các nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, nhất là việc điều trị tại nhà, mở các cuộc tọa đàm; tập trung tuyên truyền cho việc tiêm vaccine trẻ em; kỹ năng tự chữa trị, tự phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận: Chúng ta đã yên tâm, tự tin hơn trong công tác phòng, chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế sau khi chúng ta là một trong những nước đã đạt được độ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới, từng bước chủ động được thuốc điều trị Covid-19 và ngày càng có thêm kinh nghiệm về phòng, chống dịch. Tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. So với tháng trước, số ca tử vong giảm 28,6%; tỷ lệ chết/mắc giảm từ 0,13% tháng trước xuống còn 0,03% (thấp nhất kể từ tháng 08/2021). Do kiểm soát được Covid-19 nên đã đẩy mạnh hơn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế; quyết định mở cửa du lịch kịp thời; yêu cầu mở cửa trường học phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục thời gian tới: (1) Tốc độ tiêm vaccine mũi 3 cho người trên 18 tuổi còn chậm chưa đạt yêu cầu của Ban Chỉ đạo đề ra; (2) Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết triển khai nhiều hơn nữa việc cung ứng, triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để đạt mục tiêu đề ra trong phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia; (3) Vẫn có nơi, có lúc lúng túng, bị động trong tổ chức, hướng dẫn điều trị tại nhà; một số hướng dẫn chưa được cập nhật kịp thời, thiếu thống nhất; (4) Thiếu hụt cục bộ nhân lực ở một số địa phương khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc điều chuyển nhân lực còn bị động, lúng túng, chưa kịp thời; (5) Việc chi trả, thanh toán tài chính cho công tác phòng, chống dịch còn nhiều vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ; chậm ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; (6) Việc điều chỉnh, sửa đổi các hướng dẫn, biện pháp chưa thật sự kịp thời, chưa đáp ứng được với diễn biến dịch bệnh.

Thông báo nêu rõ, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới: Tinh thần chung là không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác vì tình hình còn diễn biến phức tạp; tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở; đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine nhất là cho trẻ em; lưu ý một số nhiệm vụ cụ thể:

Triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ được phê duyệt tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/03/2022 (Chương trình), theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Tập trung quản lý rủi ro nhất là người cao tuổi (từ 60 trở lên), người có bệnh nền, trẻ em. Rà soát, khắc phục yếu kém y tế dự phòng, y tế cơ sở để có năng lực ứng phó khi tình hình phức tạp xảy ra.

Các địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Chương trình; chuẩn bị nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm... để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch bệnh, nhất là các phương án cụ thể; sẵn sàng kịch bản đáp ứng cho mọi tình huống, kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Vaccine là "vũ khí chiến lược", là yếu tố quyết định trong phòng, chống dịch Covid-19, nhưng vaccine có hiệu quả bảo vệ suy giảm theo thời gian. Vì vậy cần tập trung đẩy mạnh hoàn thành thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine cho các đối tượng phải tiêm: Hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 3 cho người cần tiêm trong quý II/2022.

Chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho các đối tượng cần tiêm, nhất là người cao tuổi (từ 60 trở lên), người có bệnh nền, công nhân trong các khu công nghiệp, người lao động ở khu đông người.

Thông báo cũng nêu rõ các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các công việc cụ thể. Theo đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các quy định, quy chế về phòng, chống dịch để chủ động sửa đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo các cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung bảo đảm việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trong tháng 04/2022 để cho ý kiến về kịch bản, phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch bệnh có diễn biến mới, biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, báo cáo phương án, kế hoạch tiêm vaccine mũi 4.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế.

Bộ Tài chính đảm bảo bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho các nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước nói chung và thuộc Chương trình phòng, chống dịch nói riêng; phối hợp với các cơ quan xử lý kịp thời các vướng mắc, công khai tình hình thanh, quyết toán liên quan tới công tác phòng, chống dịch của các bộ, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với địa phương tổ chức tiêm chủng khoa học, an toàn, hiệu quả cho học sinh; xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, hậu cần phục vụ cho công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bảo đảm mở cửa trường học thông suốt, an toàn, linh hoạt, hiệu quả; thiết lập kênh tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý cho trẻ em, nhất là những sang chấn tâm lý do Covid-19.

Nguồn Chinhphu.vn

 

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ
Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng SJC dự kiến diễn ra sáng nay (ngày 3/5), do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ
‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ

Một tờ báo duy nhất trên thế giới được viết, in ấn và phát hành ngay tại mặt trận. Ấn phẩm đó từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép
Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép

Rạng sáng nay (3/5), Công an phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép.

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới.