Tại công viên Cầu Giấy, từ ngày 20 đến ngày 23/12/2024, sẽ diễn ra Hội chợ hàng OCOP năm 2024, nhằm giới thiệu tới người tiêu dùng Hà Nội và cả nước về những sản phẩm OCOP chất lượng, đã được công nhận và đánh giá cao.
Được tổ chức bởi Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hà Nội, Hội chợ nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, bình ổn thị trường đặc biệt vào dịp cuối năm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố.
Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động Xúc tiến thương mại, nông nghiệp do Thành phố Hà Nội tổ chức nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các quận, huyện; phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chứcVới quy mô 90 gian hàng, trưng bày các sản phẩm OCOP chất lượng cao từ 30 tỉnh, thành trên cả nước, Hội chợ hàng OCOP năm 2024 là cầu nối quan trọng giúp quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu đến với người dân Thủ đôHội chợ quy tụ hơn 150 gian hàng từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, trưng bày các sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Không chỉ có nông sản, hội chợ còn giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ, đặc sản làng nghề và sản phẩm chế biến, mang đậm bản sắc của vùng miền…
Trang trí chung của khu vực tổ chức bán hàng bao gồm: Khu giao thương và kích cầu tiêu thụ sản phẩm (20 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiêu biểu của Hà Nội (30 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm định hướng xuất khẩu (30 gian hàng); Khu không gian ẩm thực (30 gian hàng); Các mô hình, tiểu cảnh trang trí về sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống (từ 10 - 15 tiểu cảnh trang trí).
Nhiều người dân thích thú vì được trải nghiệm và biết thêm về sản phẩm OCOP của các vùng miềnHội chợ Hàng OCOP năm 2024 không chỉ tôn vinh giá trị của sản phẩm địa phương mà còn là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.Sản phẩm được trưng bày, giới thiệu, quảng bá rất đa dạng, từ các sản phẩm dệt may, da giày, gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đến nông sản, đồ uống, sản phẩm OCOP…Đây là cơ hội để kết nối doanh nghiệp, mở rộng thị trường và quảng bá giá trị văn hóa địa phương. Hội chợ dự kiến thu hút đông đảo người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh.
Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm OCOP đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định…
Trong số 14 làng nghề được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu năm 2024, có 108 sản phẩm của 17 quận, huyện được thành phố chứng nhận đạt 4 sao, tiềm năng 5 sao.
Thái Nguyên, vùng đất trứ danh với những đồi chè xanh mướt đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) – một chủ trương trọng tâm nhằm khơi dậy tiềm năng nội tại của khu vực nông thôn. Không chỉ đơn thuần nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, OCOP còn mở ra những hướng phát triển đầy hứa hẹn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch nông thôn và ứng dụng công nghệ số.
Ngày 31/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 696/QĐ-TTg và 698/QĐ-TTg công nhận hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trong quý I, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Tỉnh đã có thêm 25 sản phẩm OCOP (trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao).
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định về kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trong đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, bao gồm 11 sản phẩm được công nhận lần đầu và 3 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao.
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, những năm qua, các Chi nhánh ngân hàng chủ động triển khai nhiều gói vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có thêm nguồn vốn nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh.
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2025, toàn tỉnh dự kiến có 323 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Để phong trào xây dựng sản phẩm OCOP phát triển bền vững, hiệu quả, việc xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm này (điểm bán sản phẩm OCOP) là cần thiết.
Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 03 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Chúng tôi sử dụng Cookie để cung cấp dịch vụ của chúng tôi và nâng cao trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web này, bạn đã đồng ý với điều này.