Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và U – crai – na và chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đã gặp rất nhiều khó khăn thì Hải Phòng là một trong những địa phương rất nỗ lực trong việc ổn định sản xuất. Hải Phòng đã chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm điện tử, linh kiện, cơ khí, nông thuỷ hải sản, thực phẩm, dệt may, da dày,… giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp toàn thành phố tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022; thu hút đầu tư FDI đạt hơn 3 tỷ USD xuất khẩu đạt trên 20 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2022, nằm trong số ít các địa phương trên cả nước có xuất khẩu tăng trưởng dương trong 10 tháng đầu năm 2023.
Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Hải Phòng với doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi nhằm triển khai Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 06/03/2023 của UBND TP. Hải Phòng về Hội nhập quốc tế TP. Hải Phòng năm 2023; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 16/03/2023 của UBND TP. Hải Phòng triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2023; Kế hoạch số 89 KH/UBND ngày 16/03/2023 của UBND TP. Hải Phòng thực hiện đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”.
Tại hội nghị bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng bộ Công Thương đề nghị TP. Hải Phòng tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho XTTM và chỉ đạo, tạo điều kiện cho Sở Công Thương, cơ quan XTTM địa phương tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động XTTM, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh các phương thức XTTM thông qua nền tảng số, trên môi trường thương mại điện tử. Song song với việc tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn như Trung Quốc, thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, ASEAN, cần đẩy mạnh khai thác thị trường ngách, thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng như Châu Phi, Nam Á trong đó đặc biệt chú ý thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng như châu Phi, Nam Á trong đó đặc biệt là chú ý thị trường Châu Phi với gần 1,5 tỷ dân, nhập khẩu hơn 800 tỷ USD/năm, có vai trò vừa là thị trường nhập khẩu các mặt hàng ta có thể mạnh như nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu), dệt may, da dày, thực phẩm,… vừa là thị trường cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, thuận lợi hoá thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hôị từ Hiệp định; Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới ; Tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia sâu vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.
Tại hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã chia sẻ đánh giá nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi đối với các mặt hàng thế mạnh của Hải Phòng; Tiềm năng, dự địa xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Hải Phòng và đưa ra khuyến nghị xuất khẩu mặt hàng có thế mạnh của Hải Phòng sang Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi.
Trong khuôn khổ hội nghị, phiên kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa doanh nghiệp Hải Phòng với doanh nghiệp Ấn Độ sẽ diễn ra vào buổi chiều cùng ngày.
Quỳnh Nga