Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC chính thức khai mạc

Sáng 9/5/2017 tại Hà Nội đã diễn ra các cuộc họp đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan (SOM2), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Phát biểu khai mạc cuộc họp đầu tiên của nhóm Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế (PPWE) trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã thông báo chủ đề của Diễn đàn Phụ nữ và kinh tế 2017 được tổ chức vào tháng 9 tại Huế.

Trong ngày làm việc đầu tiên, hơn 390 đại biểu đại diện các nền kinh tế thành viên APEC cùng một số tổ chức quốc tế và khu vực đã tham dự các cuộc họp, hội thảo và đối thoại chính sách của 8 Nhóm công tác APEC về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG), chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG), đối tác chính sách về khoa học, công nghệ và sáng tạo (PPSTI), nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG), nhóm chuyên gia về khai thác gỗ trái phép và thương mại liên quan (EGILAT), đối thoại hóa chất (CD) và nhóm di chuyển doanh nhân (BMG).

Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC chính thức khai mạc - Hình 1

Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) và các cuộc họp liên quan, đối thoại chính sách cao cấp APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đối thoại nhiều bên về hợp tác APEC hướng tới năm 2020 và tương lai, và Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23).

Nhóm đặc trách về khai khoáng (MTF) đã tổ chức hội thảo về các thủ tục đóng cửa mỏ của các chính phủ. Đây là một trong ba hoạt động của nhóm MTF trong dịp hội nghị SOM 2 và các hoạt động liên quan. APEC hiện chiếm khoảng 70% lượng khai thác và tiêu thụ khoáng sản toàn cầu. Thành lập năm 2007, MTF có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động khai thác mỏ và luyện kim hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy sinh kế và sự thịnh vượng của các nền kinh tế APEC.

Tham dự các hội nghị dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có các Bộ trưởng phụ trách về vấn đề thương mại và phát triển nguồn nhân lực của các thành viên APEC, các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên, cùng đại diện Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chuyên gia hàng đầu của các tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo các tập đoàn và các viện nghiên cứu lớn của khu vực…

Các hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu nửa chặng đường của năm APEC Việt Nam 2017 và có vai trò then chốt trong việc triển khai các sáng kiến cụ thể hóa các ưu tiên của năm APEC 2017. Đồng thời định hướng việc chuẩn bị nội dung và các văn kiện sẽ được trình lên lãnh đạo các nền kinh tế và các Bộ trưởng APEC thông qua vào tháng 11 tới tại thành phố Đà Nẵng.

Các đại biểu cũng trao đổi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho các nền kinh tế đang phát triển, khuyến khích sử dụng, khai thác và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường sự tham gia của cộng đồng xã hội vào chống tham nhũng… Nhiều dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên cũng đã được đề xuất để lấy ý kiến của các thành viên, trong đó có các dự án về đối phó với tình trạng khẩn cấp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trong những ngày tới, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận nhằm thống nhất các định hướng, ưu tiên hợp tác của các nhóm công tác nêu trên, góp phần vào việc cụ thể hóa các ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2017.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.