Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị tìm giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Ngày 21/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định (Số 1 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn), đã diễn ra Hội nghị “Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định"; chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Uỷ ban chấu Âu lần thứ 4”, Hội nghị sẽ giúp các địa phương chống khai thác hải sản trái phép, góp phần tháo gỡ thẻ vàng IUU…

Hội nghị “Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp”… do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức. 

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: Viết Hiền)

Tham dự Hội nghị, có các vị: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU; Phạm Anh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Tuấn Thanh, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT); cùng trên 200 đại biếu đến từ các bộ, ban, ngành, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thuỷ sản và đại biểu 28 tỉnh, thành phố…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Bộ NN&PTNT thông tin về Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)”; Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản “Về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Uỷ ban chấu Âu tại đợt thanh tra lần thứ 03 và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Uỷ ban chấu Âu lần thứ 4 - theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/02/2023”…

Đoàn chủ tịch chủ trì Hội nghị.
Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội nghị (Ảnh: V.H)

Theo đó, Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản “Về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Uỷ ban chấu Âu tại đợt thanh tra lần thứ 03” cho biết:

Thời gian qua, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Uỷ ban chấu Âu đã được các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện và đạt được những kết quả khả quan. Tiêu biểu trong số này là các hoạt động: Công tác quản lý đội tàu và MSC; truy suất nguồn gốc (giám sát sản lượng qua cảng, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc, kiểm soát thuỷ sản nhập khẩu); thực thi pháp luật và xử lý vi phạm; hợp tác quốc tế…

Theo thống kê của Tổng cục Thuỷ sản, công tác đăng ký, cập nhật VNF đạt 96% (73.883/76.989 tàu); đăng kiểm còn hạn đạt 62,3%; số giấy phép còn hạn trên VNF đạt 67,6%; lắp đặt VMS đạt trên 97%; khoảng 80% tàu cá báo trước 1 giờ, nộp nhật ký khai thác… Đáng lưu ý, năm 2022, cả nước có 84 tàu bị nước ngoài bắt giữ thì kể từ đầu năm 2023 đến 17/4/2023, số tàu cá bị nước ngoài bắt giữ giảm còn 16 tàu.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng đang nỗ lực triển khai các chủ trương, chiến lược, đề án của Chính phủ, như: Chiến lược phát triển ngành Thuỷ sản (QĐ 339/QĐ-TTg); Đề án “Chống khai thác IUU” (QĐ 1077/QĐ-TTg); Đề án “Chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản” (QĐ 208/QĐ-TTg); Chương trình quốc gia khai thác thuỷ sản (QĐ 1090/QĐ-TTg); lập 2 quy hoạch quốc gia cảng cá và khu neo đậu, bảo vệ và khai thác thuỷ sản; đầu tư xây dựng 11 cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão.

Tuy nhiên, công tác triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại theo khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu, ở nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. Theo Tổng cục Thuỷ sản, tỷ lệ tàu cá đăng kiểm chưa cao (mới đạt trên 62%); mới có 10/28 địa phương thành lập kiểm ngư; tỷ lệ sản lượng khai thác hải sản được giám sát mới đạt 28,5%; nhiều tàu từ 15 m trở lên không vào cảng bốc dỡ sản phẩm. Đáng lưu ý, tại một số địa phương, vẫn còn tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ (trong đó có các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Kiên Giang)…

Ông Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Ông Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá lại những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những khó khăn, tồn tại; xác định và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU trong thời gian tới và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến gợi ý: Việc xử lý chống khai thác IUU, cần được xử lý nghiêm, giải quyết dứt điểm. Thời gian tới, các bộ, ngành, 28 tỉnh, thành phố ven biển cần tập trung vào 6 nội dung chủ yếu: Truyền thông, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quản lý đội tàu và giám sát đội tàu, truy suất nguồn gốc, xử lý vi phạm hành chính, hợp tác quốc tế.

Cững theo ông Phùng Đức Tiến: Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ đưa thêm 6 thiết bị theo dõi nhằm xử lý những tàu cá vi phạm mất kết nối trong quá trình đánh bắt trên biển. Đối với việc giám sát đội tàu, hàng tuần các địa phương cập danh sách tàu cá có nguy cơ cao.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn cảm ơn Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chọn TP. Quy Nhơn để tổ chức Hội nghị “Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết:

"Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU, tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ dầu năm 2023 tới nay, Bình Định vẫn còn 3 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, do một số ngư dân vì lợi ích trước mắt đã cố tình đưa tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; tất cả các chủ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đều làm thủ tục xuất bến ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, việc phân định ranh giới trên biển giữa các nước trong khu vực, đặc biệt ở vùng biển phía nam của Việt Nam chưa rõ ràng nên có trường hợp tàu khai thác hải sản ở vùng chồng lấn, vùng đang có tranh chấp, bị lực lượng tuần tra nước ngoài bắt giữ, đưa về nước họ để xử lý". 

Ông Phạm Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị.
Ông Phạm Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: H.V)

Đồng thời, ông Phạm Anh Tuấn khẳng định:

"Bình Định sẽ tập trung nguồn lực đảm bảo ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá; tổ chức tốt công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.

Tỉnh tiếp tục toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn nhân lực và các nguồn lực vật chất khác cho các ban quản lý cảng cá, chi cục thủy sản, kiểm ngư, thanh tra; tập trung củng cố lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khai thác bất hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật".

 Viết Hiền

                                                                                                                                                                            

  •  
Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời
Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

Sáng 15/5, tại Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua việc ban hành Nghị quyết "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP. Hà Nội".

Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác
Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đơn vị vừa chuyển hồ sơ vu việc phát hiện, thu giữ 1.900 gói cà phê (950 kg) bột, không có hàm lượng cafein, nghi giả mạo nhãn mác tới cơ quan Công an điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

Cử tri đề nghị xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Cử tri đề nghị xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường vàng

"Cử tri và Nhân dân lo lắng giá vàng liên tục biến động và tăng cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống người dân", Trưởng ban Dân nguyện thông tin.

THILOGI trở thành Thành viên của FIATA
THILOGI trở thành Thành viên của FIATA

Từ tháng 5/2024, THILOGI chính thức trở thành Thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA).

Bộ Công an yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị
Bộ Công an yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh/chỉnh trang đô thị từ 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.