Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”

Sáng 19/10/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay". Hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong hệ thống đại học công lập của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ có hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đoàn Chủ trì Hội thảo gồm có: GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đoàn Chủ trì Hội thảo.
Đoàn Chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có gần 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đại điện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông; Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lãnh đạo các đơn vị trong Học viện cùng các giảng viên, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

ThS. Vũ Quốc Cường, Chánh Văn phòng Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảo.
ThS. Vũ Quốc Cường, Chánh Văn phòng Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảo.
Toàn cảnh đại biểu dự Hội thảo“Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”.
Toàn cảnh đại biểu dự Hội thảo“Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động (tỷ lệ 90,6%) theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Thực tế trong bộ máy lãnh đạo của một trường đại học công lập đang xuất hiện ba thiết chế là Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban giám hiệu (đứng đầu là Hiệu trưởng). Việc bảo đảm sự thống nhất, đồng thuận, tránh chồng chéo trong hoạt động giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng là yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đại học, thúc đẩy hiệu quả, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà.

GS,TS. Lê Văn Lợi nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục và các trường đại học công lập tiếp tục nghiên cứu, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn, trao đổi kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm quý báu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ có hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Hội thảo đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo.
GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, trong mối quan hệ Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng, Đảng ủy với vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo Hội đồng trường và Ban giám hiệu. Sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường thông qua nghị quyết của Đảng ủy, được chuyển hóa vào các nghị quyết của Hội đồng trường mà không làm giảm hiệu lực, hiệu quả sự chỉ đạo của Hội đồng trường. Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị, đồng thời triển khai các nghị quyết của Đảng ủy. Hiệu trưởng giữ vai trò quản lý, điều hành các mặt hoạt động, công tác của nhà trường theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm triển khai các nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng trường, thường kỳ báo cáo kết quả triển khai với Đảng ủy, Hội đồng trường. 

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện thời gian qua cho thấy, giữa mối quan hệ công tác giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban giám hiệu thường nảy sinh một số vấn đề khó khăn, phức tạp. Đây đều là các tổ chức có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nên dễ nảy sinh những chồng chéo, “lấn sân nhau” trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. 

PGS,TS. Phạm Minh Sơn đề nghị Hội thảo cần tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ một số vấn đề:

Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, phân tích làm rõ thực trạng cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

Ba là, làm rõ bức tranh thuận lợi, khó khăn cũng như những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới.

Bốn là, từ thực trạng cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học đề xuất định hướng và các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế này trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống trường đại học công lập đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền báo cáo đề dẫn Hội thảo.
PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền báo cáo đề dẫn Hội thảo.

Hội thảo nhận được 46 bài tham luận của các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các cơ quan quản lý giáo dục, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Các bài tham luận đã tiếp cận chủ đề Hội thảo từ nhiều chiều cạnh khác nhau.

Tại phiên trực tiếp, Hội thảo đã được lắng nghe 11 bài tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học và quản lý giáo dục. 

Các tham luận, ý kiến tại Hội thảo đều thống nhất khẳng định: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết nhằm hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển. 

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương châm, phương pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Các ý kiến tham luận đều nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập là mối quan hệ về trách nhiệm và phối hợp trong công tác theo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy vai trò của mỗi thiết chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của trường. Mối quan hệ này được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất, đồng thuận, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trường đại học; bảo đảm tuân thủ nghiêm và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

GS,TS. Trần Trung, Giám đốc Học viện Dân tộc tham luận với chủ đề: “Mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Hiệu trưởng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp tại các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay”.
GS,TS. Trần Trung, Giám đốc Học viện Dân tộc tham luận với chủ đề: “Mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Hiệu trưởng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp tại các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay”.

Tham luận tại Hội thảo, GS,TS. Trần Trung đã làm rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp ba bên như: phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức; cân bằng mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng; phân chia rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp hoạt động giữa Đảng ủy,  Hội đồng trường và Ban giám hiệu... 

Thiếu tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thế, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng tham luận với chủ đề: “Một số vấn đề về quyền lực và giới hạn quyền lực của Hội đồng trường đại học công lập”.
Thiếu tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thế, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng tham luận với chủ đề: “Một số vấn đề về quyền lực và giới hạn quyền lực của Hội đồng trường đại học công lập”.

Thiếu tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thế, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho rằng, trong mối quan hệ đa chiều, để tạo một cơ chế hoạt động tốt nhất, phát huy tối đa vai trò của Hội đồng trường, tránh chồng chéo trong điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện, theo quan điểm cá nhân thì cần  phải xác định trách nhiệm cá nhân, gắn liền trách nhiệm với lợi ích; Bí thư Đảng ủy nhà trường nên được bầu làm Chủ tịch hội đồng trường; đảm bảo tính nguyên tắc và sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Hội đồng trường...

PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ, Thường trực Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề: “Để Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát huy tốt hơn nữa vai trò trong hướng tới tự chủ đại học”.
PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ, Thường trực Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề: “Để Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát huy tốt hơn nữa vai trò trong hướng tới tự chủ đại học”.

PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ, Thường trực Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, để Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoạt động hiệu quả thì Quy chế hoạt động của Hội đồng trường phải thực sự tường minh, phù hợp với thực tiễn của Nhà trường, có chất lượng, phản ánh đúng thực quyền của Hội đồng trường. Đồng thời, cần nâng cao năng lực quản trị cho Hội đồng trường. Các thành viên Hội đồng trường am hiểu về quản trị đại học, có năng lực tư vấn thì mới có những quyết sách đúng và trúng. Đồng thời, cũng cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, tạo sự đồng thuận giữa Hội đồng trường - Ban Giám đốc Học viện, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà trường.

PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội trao đổi tại Hội thảo.
PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội trao đổi tại Hội thảo.

Trao đổi tại Hội thảo, PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng, các trường phải nắm rõ các luật quy định để khi triển khai có thể áp dụng nhuần các luật quy định vào thực tế. Đồng chí cũng đánh giá cao vai trò của cá nhân đứng đầu các tổ chức trong việc chủ động thực hiện quyền đúng quy định.

Một số ý kiến tham luận đã phân tích sâu về thực trạng hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng uỷ, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời nêu rõ những hạn chế, bất cập ở một số trường hiện nay như: việc chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng vẫn xuất hiện trong quá trình vận hành của các trường, việc phân định, phân cấp thẩm quyền còn nhiều vướng mắc, chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu thống nhất; Hội đồng trường chưa phát huy được hết vai trò, vị thế của mình như cơ quan quản trị, quyết định những vấn đề chiến lược của nhà trường, chưa có nhận thức thống nhất, đồng thuận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường, dẫn đến vai trò của Hội đồng trường bị lu mờ…

Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham luận với chủ đề: “Mối quan hệ công tác trong các cơ sở giáo dục đại học công lập - Thực tiễn tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”.
Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham luận với chủ đề: “Mối quan hệ công tác trong các cơ sở giáo dục đại học công lập - Thực tiễn tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”.

Từ thực tiễn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, TS. Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã làm rõ mối quan hệ công tác giữa các thiết chế Đảng ủy – Hội đồng trường – Ban Giám hiệu trong các cơ sở giáo dục đại học, cũng như một số vướng mắc khi thực hiện mối quan hệ nói trên. Từ đó, TS. Đỗ Hồng Cường đã nêu ra một số nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới để hoàn thiện cơ chế phối hợp công tác Đảng ủy – Hội đồng trường – Ban Giám hiệu tại các trường đại học.

PGS,TS. Nguyễn Mai Hương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội tham luận với chủ đề: “Cơ chế phối hợp giữa Đảng uỷ, Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong thực hiện tự chủ đại học - Kinh nghiệm thực tiễn từ trường Đại học Mở Hà Nội”.
PGS,TS. Nguyễn Mai Hương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội tham luận với chủ đề: “Cơ chế phối hợp giữa Đảng uỷ, Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong thực hiện tự chủ đại học - Kinh nghiệm thực tiễn từ trường Đại học Mở Hà Nội”.

Tham luận với chủ đề: “Cơ chế phối hợp giữa Đảng uỷ, Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong thực hiện tự chủ đại học - Kinh nghiệm thực tiễn từ trường Đại học Mở Hà Nội”, PGS,TS. Nguyễn Mai Hương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội đã làm rõ mô hình, nguyên tắc hoạt động của thiết chế tổ chức trong các trường đại học tự chủ ở Việt Nam hiện nay, cũng như mối quan hệ giữa các thiết chế Đảng ủy - Hội đồng trường - Ban Giám hiệu trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, từ thực tiễn tại Trường Đại học Mở Hà Nội, tham luận đã chia sẻ những kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban Giám hiệu trong thực hiện tự chủ.

GS,TS. Dương Xuân Ngọc, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề: “Giải pháp xây dựng thực hiện cơ chế hài hòa giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban Giám đốc”.
GS,TS. Dương Xuân Ngọc, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề: “Giải pháp xây dựng thực hiện cơ chế hài hòa giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban Giám đốc”.
Phạm Thị Kiên, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tham luận với chủ đề: “Quan hệ giữa thiết chế Hội đồng trường với các thiết chế khác tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”.
Phạm Thị Kiên, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tham luận với chủ đề: “Quan hệ giữa thiết chế Hội đồng trường với các thiết chế khác tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”.

Các tham luận cũng đã phân tích bối cảnh tình hình thế giới và trong nước với những thời cơ, thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy - Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam, cụ thể như: 

-Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, của lãnh đạo và đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập về tự chủ đại học;

- Ban hành, sửa đổi các quy chế, quy định trong nhà trường nhằm làm rõ nguyên tắc và phạm vi quan hệ công tác, phối hợp của Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng, theo hướng phát huy dân chủ, bảo đảm sự thống nhất, hài hòa, đồng thuận cao, tránh chồng chéo trong hoạt động, tuân thủ đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi bên đã được pháp luật quy định… giữa các thiết chế quản lý nội bộ trong trường đại học công lập;

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các bên trong thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ủy;

- Các cơ quan quản lý giáo dục cần tiếp tục có những đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai tự chủ đại học, đặc biệt liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập…

Sau hơn 4 giờ làm việc với tinh thần nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Hội thảo khoa học “Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đã thành công tốt đẹp.  

Tổng kết Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã quan tâm đến dự, viết bài tham luận và trực tiếp phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo. 

PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tổng kết Hội thảo.
PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tổng kết Hội thảo.

“Các tham luận, ý kiến của các đại biểu, nhà khoa học đã cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.  Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, giải pháp có giá trị cao đưa ra trong Hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở để Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng kiến nghị với Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả tự chủ đại học, góp phần cho thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà”, PGS,TS. Mai Đức Ngọc nhấn mạnh.

Hội thảo thành công tốt đẹp, các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Hội thảo thành công tốt đẹp, các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tin, ảnh: Mai Nghiêm,  Vy Nguyễn, Thảo Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.