Việc Trung Quốc tăng cường thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch và đề ra yêu cầu truy xuất nguồn gốc, cấp giấy phép nhập khẩu, cấp chứng thư xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu. Với những quy định này, đối với trái vải thiều không còn lo ngại nữa khi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có mã số vùng trồng.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn Cao Văn Hoàn, thời điểm hiện nay đã chuẩn bị bước vào thu hoạch vải thiều sớm, chưa vào chính vụ nhưng đã có hàng trăm thương lái Trung Quốc, các doanh nghiệp, chợ đầu mối lớn trong nước đến Lục Ngạn để khảo sát, đánh giá chất lượng chuẩn bị thu mua tiêu thụ.

Bên cạnh đó, địa phương cũng hỗ trợ kinh phí thiết kế mẫu mã, bao bì đối với các hợp tác sử dụng tem truy xuất tối đa là 20 triệu đồng/cơ sở và kinh phí hỗ trợ không quá 50%.

Hơn 15.000ha vải thiều Lục Ngạn được cấp mã số vùng trồng và tem xuất khẩu - Hình 1

Hơn 15.000ha vải thiều Lục Ngạn được cấp mã số vùng trồng và tem xuất khẩu

Được biết, toàn bộ diện tích 15.300ha vải thiều của Lục Ngạn đã được phía Trung Quốc cấp 36 mã số vùng trồng, cấp tem xuất khẩu. Huyện Lục Ngạn hiện có 3 đơn vị tham gia đủ điều kiện về đóng gói, dán tem truy xuất để xuất khẩu vải thiều sang quốc gia này.

Vụ vải thiều năm 2019, tỉnh Bắc Giang duy trì gần 28.500ha, sản lượng ước khoảng 150.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ ngày 25.5 đến ngày 10.6; vải chính vụ từ ngày 5.6 đến ngày 5.7.

Năm nay, riêng tại huyện Lục Ngạn, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất thực hành nông nghiệp Tốt VietGAP đạt gần 14.000ha, tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 218ha tại huyện Lục Ngạn.

Ngọc Linh