Ảnh minh họa
Trong đó, nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là gần 308.000 tỉ đồng (chiếm 85,3%), nợ xấu bán cho VAMC đạt hơn 48.500 tỉ đồng (chiếm 13,4%).
Đối với kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/5/2020, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 293.900 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 160.900 tỉ đồng, chiếm 54,76%.
Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là gần 67.300 tỉ đồng, chiếm 22,89%. Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là gần 65.700 tỉ đồng, chiếm 22,35%.
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỉ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỉ đồng/tháng).
Theo Ngân hàng Nhà nước, trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua tài sản đảm bảo và khách hàng trả nợ còn chưa cao.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 121,4 nghìn tỉ đồng (chiếm khoảng 40,1% tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỉ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012 - 2017 là khoảng 22,8%.
T.Bình