Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hơn 93% đại biểu Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

Chiều 19/6/2017, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bấm nút thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) với 93,28% (458/459) số đại biểu có mặt tán thành.

Hơn 93% đại biểu Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) - Hình 1

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Chuyển giao Công nghệ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV

Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) gồm 6 Chương, 60 Điều đã sửa đổi căn bản những vấn đề hạn chế đã được nêu trên, trong đó tập trung vào: Phạm vi điều chỉnh; Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; Biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; Công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư; Quản lý Nhà nước hoạt động chuyển giao công nghệ...

Tại Phiên họp, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UBKH,CN và Môi trường của Quôc hội Phan Xuân Dũng đã báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật CGCN (sửa đổi) với các nội dung về: Chính sách của Nhà nước đối với CGCN (Điều 3); công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao; thẩm định công nghệ dự án đầu tư (Chương II); cấp phép, đăng ký và hợp đồng chuyển giao công nghệ (Chương III); các biện pháp khuyến khích CGCN và phát triển thị trường KH&CN; một số vấn đề khác.

Hơn 93% đại biểu Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) - Hình 2

Đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội báo cáo giải trình tiêp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Chuyển giao Công nghệ (sửa đổi) trước Quốc hội ngày 19/6

Về chính sách của Nhà nước đối với CGCN, một số ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, sáng chế, sáng tạo; khuyến khích tổ chức KH&CN chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, kỹ thuật viên lành nghề; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về KH&CN cũng như về CGCN, ưu tiên CGCN thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã bổ sung chính sách “thúc đẩy phong trào sáng tạo, đổi mới của tổ chức, cá nhân”; bổ sung nội dung coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo; bổ sung nội dung “đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam”; bổ sung quy định “Nhà nước chú trọng hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước. Đồng thời, trong Dự thảo Luật đã có một mục gồm 6 Điều quy định cụ thể về việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khuyến khích tổ chức, cá nhân lao động sản xuất, sáng chế, sáng tạo như ý kiến đề nghị của ĐBQH.

“Về đề nghị bổ sung chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách hội nhập quốc tế trong CGCN, UBTVQH thấy rằng nội dung này đã được quy định trong trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành và UBND tỉnh. Đồng thời, Luật KH&CN đã có 1 chương riêng quy định về cá nhân hoạt động KH&CN cũng như chương riêng về hợp tác quốc tế trong hoạt động KH&CN. Mặt khác, hoạt động CGCN và hoạt động sản xuất kinh doanh noi chung có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần thiết lồng ghép với nhau. Do đó, xin phép Quốc hội không bổ sung nội dung này vào chính sách của Nhà nước đối với CGCN”, ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Đối với ý kiến đề nghị cần làm rõ mặt hàng xuất khẩu chủ lực đặc trưng của Việt Nam; bổ sung các điều kiện để bảo đảm quản lý chặt chẽ hơn đối với công nghệ “không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển”, “tạo ra sản phẩm có sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát và tiếp thu chỉnh sửa các quy định về nội dung này.

Đối với đề nghị bổ sung hạn chế chuyển giao vào Việt Nam công nghệ mà Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng có trình độ và hiệu quả tương đương với công nghệ thế giới, UBTVQH thấy rằng cần thiết phải khuyến khích sử dụng công nghệ trong nước tạo ra. Tuy nhiên, nội dung này không quy định trong Luật mà quy định trong các văn bản dưới Luật để tránh xung đột với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, một số ý kiến ĐBQH đề nghị cần quy định cụ thể trong những trường hợp mà chủ đầu tư xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc của UBND cấp tỉnh nơi triển khai dự án. Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định đối với trình tự, thủ tục, hồ sơ thẩm định cũng như cấp ra quyết định. Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát các quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, thể hiện tại Chương II.

Về các biện pháp khuyến khích CGCN và phát triển thị trường KH&CN, một số ĐBQH đề nghị cần quy định cụ thể về cơ chế giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước, cho các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là phương thức xác định giá trị giá trị CGCN; bổ sung quy định về các điều kiện đặc thù, ngoài các điều kiện chung đối với hoạt động đánh giá, định giá và giám định công nghệ đã được quy định trong Luật Giá. Có ý kiến đề nghị rà soát quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, quy định về chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho thống nhất với Luật KH&CN, Luật Ngân sách nhà nước và các Luật về thuế. Đối với đề nghị cần quy định cụ thể về cơ chế giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước cho các cá nhân, tổ chức, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, đối chiếu nội dung các quy định này tại Điều 36 với các luật có liên quan như Luật KH&CN, Luật Ngân sách nhà nước, Dự thảo Luật Quản lý tài sản công…. được thể hiện trong Dự thảo Luật…

Gia Linh

Bài liên quan

Tin mới

Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh
Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh

Ngày 30/4, trên sông Gianh, UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức giải đua thuyền truyền thống với sự tham gia của hơn 500 vận động viên đến từ 19 đội thuyền đua nam thuộc 19 xã, thị trấn trên địa bàn.

Nổ lò hơi tại nhà máy sản xuất gỗ, 6 người chết, nhiều người bị thương
Nổ lò hơi tại nhà máy sản xuất gỗ, 6 người chết, nhiều người bị thương

Sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng nay, 1/5, tại công ty sản xuất gỗ trên đường Thiện Tân thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự
Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Ngày 2/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang

Hôm nay 1/5, giá lúa gạo không có biến động so với hôm qua. Thị trường giao dịch ổn định.

Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại
Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định đang tiến hành các thủ tục đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương để chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại theo quy định.

Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?
Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị về dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).