14h ngày 01/03, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế diễn ra buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2019 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng. Buổi họp báo diễn ra nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02/2019.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2019: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay - Hình 1Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi họp báo

Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dụng nói đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên bởi đây là niềm vinh dự lớn, là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến đônng đảo bạn bè quốc tế. Ông cho biết, chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh chưa được thống kê nhưng theo ông là không nhiều. Đổi lại, Việt Nam "được rất nhiều" khi đứng ra tổ chức sự kiện đặc biệt này. Đây là cơ hội tuyệt vời với Việt Nam trên nhiều phương diện. Sự phối hợp, tham gia của các bộ ngành địa phương đảm bảo tốt an toàn an ninh đã mang lại ấn tượng sâu sắc.

"Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được chọn ở Hà Nội, trước hết chúng ta thu được là hình ảnh con người Việt Nam, có sự tin cậy rất lớn của 2 nhà lãnh đạo. Nhìn chung 2 nước đều hài lòng với chương trình, hoạt động, ẩm thực, chất lượng đường truyền, an ninh trên phố về con người, về TP...", Bộ trưởng Dũng nói.

Về tình hình kinh tế vĩ mô

Chỉ số giá tiêu dừng (CPI) tháng 02 tăng 0,9% so với tháng 12/2018, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ tăng 3,15%) và tăng 0,8% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Thị trường tiền tệ, tính dụng tương đối ổn định, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25/02 tăng 0,77% so với cuối năm 2018; Mặt bằng lãi suất ổn định.

Về thu chi ngân sách nhà nước: Tính đến hết tháng 02, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 246,5 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 17,5% dự toán năm, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng chi cân đối NSNN ước đạt 195,4 nghìn tỷ đồng, bằng 12% dự toán năm, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2018

Về đầu tư phát triển: Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN 2 tháng đầu năm ước đạt trên 16,2 tỷ đồng, đạt 3,89% so với kế hoạch Quốc hội giao. Tính đến ngày 20/02, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (bao gồm FDI) ước đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018. Giải ngân vốn FDI ước đạt 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018...

Về tình hình sản xuất, kinh doanh

Ngành chăn nuôi tính chung cả nước vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn châu Phi sau một thời gian ngăn chặn và kiểm soát tốt đã xuất hiện ở Việt Nam. Ngoài dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng ở lợn vẫn đang xảy ra tại một số địa phương. Do đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạp tăng 11,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 9,5% cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9%, riêng khai khoáng giảm 4,7%.

Các hoạt động dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 390,8 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với tháng trước, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018; Tính chung 2 tháng đầu năm ước đạt 793,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, lượng khách quốc tế trong tháng 02 đạt gần 1,59 triệu lượt, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, 2 tháng đầu năm ước đạt trên 3 triệu lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp: 2 tháng đầu năm, cả nước có 15.979 doanh nghiệp được lập mới với số vốn đăng ký đạt 247,384 nghìn tỷ đồng, giảm 14,6% về doanh nghiệp và tăng 25,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 10.191 doanh nghiệp, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm 2018; 13.519 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời gian, tăng 20,8%; 5.904 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; 13.692 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 3.156 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Các lĩnh vực: Lao động, việc làm; khoa học và công nghệ; an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân; văn hóa, thể dục thể thao, thông tin, truyền thông được quan tâm thực hiện và có những chuyển biến tích cực. Công tác an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm quy định về vệ sinh môi trường, phòng, chống thiên tai, bão lũ tiếp tục được quan tâm và chỉ đạo.

Hoàng Hà