Cồn nổi- Đập Đá *(Phường Vỹ Dạ), một trong "Tứ mục" (4 mắt rồng) của "Tả Thanh Long" (Rồng xanh- Cồn Hến) giữa sông Hương
Kỳ 1: Từ dự án ngắn hạn hoà nhập với thiên nhiên…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Cồn nổi có diện tích 1982 m2 thuộc thửa đất số 12, tờ bản đồ địa chính số 41 (thuộc phường Vỹ Dạ, thành phố Huế) được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho Công ty TNHH Phú Đạt Gia thuê để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện “Huế xưa – Huế nay”, (Quyết định số 2970/QĐ-UBND ngày 30/12/2011).
Ông Lê Tân- Giám đốc Công ty Phú Đạt Gia cho biết: Chuẩn bị cho Festival Huế năm 2012, công ty đã xin UBND tỉnh cho phép đầu tư Trung tâm tổ chức sự kiện ở Cồn nổi này. Ban đầu các cấp Lãnh đạo tỉnh cũng băn khoăn vì “đụng đến cảnh quan sông Hương là điều rất nhạy cảm ở Huế”. Tuy nhiên qua xem xét dự án thiết kế là công trình nhẹ, phù hợp với cảnh quan môi trường, nơi chỉ tổ chức các dịch vụ mang âm hưởng của xứ Huế như ca Huế, ẩm thực Huế… nên tỉnh cũng yên tâm.
Dự án "Cà phê Nón" ban đầu trên Cồn nổi
Dự án đầu tiên được UBND tỉnh cấp phép hoạt động trong 10 năm (bắt đầu từ năm 2011). Khi Cà phê Nón Huế – anamur escort bayan “Huế Xưa và Nay” ra đời năm 2012, với nét kiến trúc mang hình “Những chiếc nón lá Huế” nghiêng nghiêng bên sông Hương, dù chưa thật đồng tình nhưng người dân Huế cũng cảm thấy an lòng. Thấy dự án ngoài nét kiến trúc độc đáo, tạo thêm điểm đến cho du khách vừa thư giãn, vừa ngắm khung cảnh thơ mộng của sông Hương, thưởng thức những khúc tình ca xứ Huế khá hiệu quả, năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Công ty Phú Đạt Gia kéo dài thời gian hoạt động thêm 30 năm, thời hạn thuê đất đến ngày 16/6/2045 (QĐ số 1829/QĐ-UBND ngày 14/9/2015) và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CC 344377 ngày 01/4/2016.
Chiếc cầu đi qua "Cà phê Nón"
Ngay khi được UBND tỉnh cấp phép kéo dài thời gian hoạt động, Công ty TNHH Phú Đạt Gia đã mời gọi Công ty TNHH Thanh Trang góp vốn thành lập Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Ngôi Sao Nhỏ. Đồng thời xin phép UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép chuyển đổi chủ đầu tư dự án và chuyển đổi pháp nhân thuê đất. Việc này đã được UBND tỉnh đồng ý và cho Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Ngôi Sao Nhỏ thuê đất tại Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 25/5/2016, thời hạn thuê đất đến ngày 16/6/2045, hình thức trả tiền thuê đất hằng năm.
Dự án ban đầu kiến trúc độc đáo hoà nhập với thiên nhiên, được người dân đồng tình
Căn cứ Quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CC 344914 ngày 05/7/2016 cho Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Ngôi Sao Nhỏ.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cũng viện dẫn các điều khoản của Luật đất đai 2013 và thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển để khẳng định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Ngôi Sao Nhỏ là đúng quy định của pháp luật.
Một góc "Cà phê Nón"
Nói về dự án này, PV báo Thương hiệu & Công luận đã từng trao đổi với ông Nguyễn Văn Cao khi cón đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông trao đổi với cảm xúc tự hào: Anh thấy chưa, Cồn nổi này trước đây chỉ để làm nơi thờ phụng, chưa nói đến một số kẻ xấu đêm đêm tụ tập về đây… Khi Công ty Phú Đạt Gia xin phép làm khu dịch vụ- du lịch- ẩm thực Huế nhiều người băn khoăn có ý kiến ra- vào, nhưng tôi thấy cần thiết nên đồng ý ngay và bây giờ khúc sông này đẹp thấy rõ. Kiến trúc chiếc nón rất nhẹ nhàng phù hợp với bản sắc Huế và cảnh quan sông Hương. Tạo thêm một điểm nhấn khi du khách đến với Huế..
Thiết kế ban đầu được phê duyệt phù hợp với cảnh quan sông Hương
Kỳ vọng là vậy, nhưng ông cũng không ngờ khi chuyển đổi chủ đầu tư thì sự thể đã khác khi Cồn nổi bị băm nát, chiếc Nón biến mất thay vào đó là khối bê tông cao tầng mọc lên phá vỡ khung cảnh tự nhiên, thơ mộng của Sông Hương, nơi mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng đứng đây, nơi "bến sông Trăng" này để mơ mộng, vịnh những câu thơ để đời trong bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ".
Kỳ 2: … Đến Dự án phá vỡ cảnh quan môi trường thiên nhiên sông Hương.
Trần Minh Tích