Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hướng đi nào cho các trung tâm thương mại & siêu thị bán lẻ hậu Covid-19?

Trước những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, và trong mọi ngóc ngách của cuộc sống thường nhật, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị hay các trung tâm thương mại.

Nhìn tổng quan từ thị trường bán lẻ nói chung, với dân số trên 100 triệu dân và tỉ lệ dân số sống ở thành thị, và tỉ lệ dân số trẻ với mức thu nhập trung bình ngày một tăng cao, thì Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư các trung tâm thương mại.

Trong thời gian gần đây, thị trường chứng kiến sự ra đi hay đóng cửa các chi nhánh của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ, như Auchan, Parkson, Big C…Sự thất bại này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau.

Có thể kể đến ở đây là sự thay đổi thị hiếu của người mua, sự cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn... Ngoài ra, có thể tính đến sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã khiến các nhà đầu tư và vận hành các trung tâm mua sắm thương mai bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác.

Hầu hết các ngành hàng trong ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng. Có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều sự cải tiến và phát triển của nhiều nhà bán lẻ và Chủ đầu tư phát triển bất động sản trong sản phẩm của mình để thu hút khách hàng.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề bị tác động, trong đó có phân khúc trung tâm thương mại và bán lẻĐại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề bị tác động, trong đó có phân khúc trung tâm thương mại và bán lẻ

Theo bà Trần Thị Thu Hà, quản lý Bộ phận cho thuê bán lẻ, Savills Việt Nam, “Các trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị bán lẻ vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn. Trên thị trường còn có nhiều các mô hình bán lẻ đang hoạt động tốt như Takashimaya tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Robins tại Hà Nội. Các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường.

Hay như với TTTM Parkson trên đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí, vẫn đang thu hút nhiều khách thuê, đặc biệt trong đó là Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.”

 Các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và tại các cửa hàng truyền thống, nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn), doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu.

Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại của sản phẩm như chất lượng hay là thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu, đó là lý do tại sao mà các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình của họ để đáp ứng với nhu cầu này, ngày trở nên hấp dẫn hơn và  có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng. Như việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng của họ khi họ mua sắm tại cửa hàng, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng… Những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.

Ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng và hệ thống giao đặt hàng trực tuyến , có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hang kinh doanh thì các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế. Và đây chính là cơ hội dành cho các TTTM và siêu thị bán lẻ có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 vẫn đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của cuộc sống, trong phân khúc bán lẻ, hầu hết các TTTM và cả siêu thị tbasn lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê.

Nếu Covid 19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới, giả sử là 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới việc bỏ mặt bằng kinh doanh, và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng. Trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển ở đại dịch này như các ngành về chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân, v.v, số còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại. Câu hỏi nên đặt ra là bao lâu và  chiến lược của các công ty/tập đoàn/nhà bán lẻ như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này là gì.

Đứng trên cương vị của một nhà tư vấn đầu tư, Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định “Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại. Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm…Bên cạnh đó là việc kết hợp và tăng cường mua bán online để đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam”.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản
Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản

Sự phát triển của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Đáng chú ý là tỷ lệ thành công của các kỹ thuật HTSS bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các công nghệ đi kèm như xét nghiệm sàng lọc phôi, trẻ hóa buồng trứng,… GENTIS luôn tiếp cận, nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới, đặc biệt là các ứng dụng cận lâm sàng trong HTSS nhằm đưa ra kết quả chính xác, nhanh, hiệu quả giúp bác sĩ lâm sàng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM
Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.

Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp

Ông Nguyễn Chung là cử nhân sinh học, làm kiểm dịch viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng III.

Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện
Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, con trai ông sinh năm 1983, hiện có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện thì có được không? Nếu được thì mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào và liên hệ cơ quan nào?

Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?
Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?

Sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Grab đã có bước phát triển thần tốc để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, Công ty TNHH Grab chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời Công ty TNHH Grab tại Việt Nam còn nhiều lần chuyển tiền về công ty mẹ ở nước ngoài.

Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tại dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.