Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Doanh nghiệp khai thác cát sỏi đang “tận diệt” sông Đà?

Thời gian qua, trên khúc sông Đà (gần 3 km) thuộc địa bàn các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành (Kỳ Sơn, Hòa Bình), hàng chục chiếc tàu quốc, tàu hút, tàu vận chuyển đua nhau dàn trận đúc khoét sông Đà. Đáng nói, hoạt động này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh, làm mất an ninh trật tự khu vực… khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Doanh nghiệp khai thác cát sỏi đang “tận diệt” sông Đà? - Hình 1Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Doanh nghiệp khai thác cát sỏi đang “tận diệt” sông Đà? - Hình 1

Hàng chục tàu khai thác cát đang dàn trận đục khoét sông Đà

Theo phản ánh của người dân, trong khi các địa phương Hà Nội, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình… đang siết chặt hoạt động khai thác, nạo vét, tận thu cát và các sản phẩm từ dưới lòng sông, thì trên sông Đà (đoạn chảy qua địa phận hai xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn) lại xuất hiện hàng chục tàu quốc, tàu hút và tàu vận chuyển đua nhau đục khoét tài nguyên.

Anh Trần Văn Quang, người dân xã Hợp Thịnh cho biết: “Các tàu hút, tàu quốc tập kết và khai thác rầm rộ từ trung tuần tháng 4 đến nay. Thời gian đầu, chúng tôi thấy họ làm cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, gần đây chủ yếu họ khai thác ban ngày…”.

Bà Nguyễn Thị Sóng, người dân xã Hợp Thịnh cũng lên tiếng: “Những chiếc tàu quốc như những con “quái vật” đang ngày đêm rút ruột sông Đà. Tiếng máy nổ, tiếng động cơ từ các tàu dưới sông vang lên chát chúa, ban ngày thì không sao, nhưng khi về đêm thì không thể chợp mắt nổi. Thậm chí, trẻ con cũng khóc thét lúc nửa đêm.

Với số lượng hàng chục chiếc tàu quốc hoạt động như thế, thử hỏi trong vòng vài năm tới, ai sẽ đảm bảo cho đất đai, hoa màu của bà con trong vùng không bị “hà bá” nuốt trôi?”.

Có mặt tại khúc sông này, PV chứng kiến cảnh hàng loạt tàu quốc như những con “quái vật” đang ngụp lặn, vây kín cả một đoạn sông dài. Tiếng máy nổ chát chúa cùng hoạt động của hàng loạt nhân công trên tàu khiến nơi đây như một đại công trường khai thác cát với quy mô lớn chưa từng có.

Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Doanh nghiệp khai thác cát sỏi đang “tận diệt” sông Đà? - Hình 2

Hai bên bờ sông Đà (thuộc địa bàn xã Hợp Thịnh, Hợp Thành) bị sạt lở nghiêm trọng

Theo những người dân nơi đây, điểm khai thác cát, sỏi này là của 2 doanh nghiệp có "máu mặt" - đã được UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép khai thác. Trong đó, điểm khai thác tại xã Hợp Thịnh, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định cho một công ty được cấp phép khai thác trong 24 năm với tổng diện tích 75 ha, công suất tối đa cho phép là 230.000 m3/năm.

Còn điểm khai thác tại xã Hợp Thành, UBND tỉnh Hòa Bình cũng cấp phép cho một doanh nghiệp khai thác cát dưới lòng Sông Đà với thời gian 24 năm, công suất tối đa cho phép là 27.000 m3/năm, trên diện tích 20 ha.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV được biết, hầu hết các tàu quốc, tàu hút có công suất lớn đang hoạt động tại khúc sông này là từ nơi khác mới tập kết đến trong vòng gần 1 tháng qua. Theo đó, các chủ mỏ tại đây sẽ hợp đồng khai thác đối với các phương tiện này theo hình thức thuê phương tiện phục vụ dự án khai thác, nhưng thực chất là hợp tác khai thác ăn chia theo quy định. Do đó, mới dẫn đến tình trạng khai thác quá mức như vậy.

Thực tế, với việc các địa phương trên cả nước đang siết chặt tình trạng khai thác cát trái phép; các dự án nạo vét đường thủy nội địa hiện đang dừng cấp phép nên giá cát được đẩy lên rất cao và “cát tặc” đang hoạt động mạnh trên khắp các khúc sông.

Đại diện một doanh nghiệp khai thác cát trên địa lâu năm cho biết: “Trung bình 1 tiếng đồng hồ, mỗi chiếc tàu quốc có thể khai thác tối đa tới 150 m3. Như vậy, nếu khai thác cả ngày với 12 tiếng thì công suất tối đa mà tàu đó có thể khai thác được là từ 1.500 - 1.800 m3/ngày, nếu bán với giá 150.000 đồng 1 m3 thì số tiền thu được là từ 20 - 30 triệu đồng.

Với trữ lượng các mỏ lần lượt là 27.000 m3/năm và 230.000 m3/năm, với số lượng lớn các tàu quốc, tàu hút đang ngày đêm khai thác như hiện tại thì chỉ trong vòng vài ngày là đã đủ sản lượng tối đa theo giấy phép đã được UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khai thác...”.

Trao đổi với PV về thực trạng trên, ông Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: “Hầu hết các phương tiện như tàu quốc, tàu hút mới xuất hiện từ hơn chục ngày nay. Những ngày đầu, tôi liên tục nhận được các cuộc gọi từ bà con, tuy nhiên qua quá trình kiểm tra thực tế, chúng tôi được biết, trên địa bàn xã hiện tại có một doanh nghiệp được UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khai thác với công xuất là 230.000 m3/năm trên diện tích 70 ha. Hiện tại, chúng tôi đã báo cáo cấp trên nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác của doanh nghiệp này”.

“Lo ngại lớn nhất của tôi cũng như toàn thể bà con đó là việc khai thác với quy mô và công suất như hiện tại thì hậu quả sau này sẽ không thể lường trước được”, ông Tám nói.

Trước đó (ngày 7/3), phát biểu tại cuộc họp về tình hình khai thác cát sỏi trái phép, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các lực lượng chức năng mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong lĩnh vực này.

"Đằng sau hoạt động của các đối tượng khai thác cát trái phép là bóng dáng của tội phạm có tổ chức. Do đó, cần một quyết tâm lớn của các cấp, các ngành với các giải pháp đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi cho được tình trạng này.

Nơi nào để xảy ra vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong dư luận thì kiên quyết xử lý người đứng đầu, phát hiện người nào bảo kê, tiếp tay, bao che thì tuỳ tính chất mà xử lý nghiêm minh theo quy định", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Trước thực trạng trên, để bảo đảm việc khai thác cát đúng thời gian, diện tích, trữ lượng, mốc giới…, tránh ảnh hưởng tới an sinh xã hội của người dân, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình và cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý dứt điểm sai phạm (nếu có).

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PVĐT

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.