Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Theo đó, hàng hóa bị điều tra là Polypropylene Copolymer được phân loại theo mã HS 3902.30.90, bên yêu cầu điều tra là PT Chandra Asri Petrochemical Tbk.

Thông tin về các thủ tục tiếp theo, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia sẽ ban hành bản câu hỏi điều tra, cung cấp hồ sơ yêu cầu (bản công khai) và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã trình diện nộp các thông tin, bản trả lời câu hỏi hoặc đề nghị tham vấn. Các bên liên quan chưa trình diện có thể nộp thông báo tham gia vụ việc trong vòng 14 ngày kể từ ngày ban hành thông báo (muộn nhất vào ngày 27/8/2023 theo giờ Indonesia).

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, việc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Polypropylene Copolymer của Việt Nam, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu sang Indonesia.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia trong suốt quá trình vụ việc; nghiên cứu kỹ nội dung thông báo của Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia, thực hiện đúng các yêu cầu của Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia về thời hạn, thể thức, nội dung cung cấp thông tin, tài liệu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kịp thời.

Hà Trần