Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kế hoạch vay, trả và quản lý nợ công năm 2024 có gì mới?

Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026.

Ảnh tạp chí Tuyên giáo.
Kế hoạch vay, trả và quản lý nợ công năm 2024 có gì mới? Ảnh tạp chí Tuyên giáo.

Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu triển khai; đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp, tập trung ưu tiên huy động vốn nước ngoài cho các dự án lớn, quan trọng có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 

Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 676.057 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách Trung ương tối đa 659.934 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương tối đa là 372.900 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 287.034 tỷ đồng; vay về cho vay lại: Khoảng 16.123 tỷ đồng.

Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ: (i) phát hành trái phiếu Chính phủ (ii) vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và (iii) trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Trả nợ của Chính phủ khoảng 453.990 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 395.874 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 58.116 tỷ đồng.

Về vay được Chính phủ bảo lãnh

Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 1.160 tỷ đồng, bằng mức trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 2024. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: Không phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trong năm 2024.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Kế hoạch vay, trả và quản lý nợ công năm 2024 có gì mới? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2024 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ.

Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương

Quyết định nêu rõ, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác khoảng 30.619 tỷ đồng.

Trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 6.993 tỷ đồng, gồm chi trả gốc khoảng 4.119 tỷ đồng và chi trả lãi khoảng 2.874 tỷ đồng.

Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh năm 2024: Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả khoảng 6.599 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18 - 20% so với dư nợ tại thời điểm ngày 31/12/2023.

Quyết định nêu rõ, Kế hoạch vay, trả nợ năm 2024 thực hiện trong các mức tối đa...; trường hợp phát sinh nhu cầu vượt mức tối đa nêu trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch.

Kế hoạch vay, trả và quản lý nợ công năm 2024 có gì mới?
Kế hoạch vay, trả và quản lý nợ công năm 2024 có gì mới? Ảnh internet.

Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 - 2026

Theo Quyết định, về vay, trả nợ của Chính phủ, tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2024 - 2026 tối đa khoảng 1.862,2 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách Trung ương khoảng 1.818,3 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 43,9 nghìn tỷ đồng.

Tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 1.102,8 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 976,4 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 126,4 nghìn tỷ đồng.

Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Về hạn mức bảo lãnh Chính phủ

Đối với bảo lãnh cho 02 ngân hàng chính sách phát hành trái phiếu: Mức bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 8.620 tỷ đồng, mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 11.590 tỷ đồng; bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong giai đoạn 2024 - 2026.

Quán triệt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức rút vốn không vượt quá nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.

Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, Quyết định nêu rõ, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù của một số địa phương và Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần “trượt dốc không phanh”
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần “trượt dốc không phanh”

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm sốc 7% trong tuần. Trong 5 phiên giao dịch, giá dầu giảm tới 4 phiên, gần như đi ngang 1 phiên.

Phát hiện, tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa kiểm tra, tạm giữ 7.800 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 550 triệu đồng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đánh thức sức mạnh Lục địa Đen
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đánh thức sức mạnh Lục địa Đen

"Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện truyền cảm hứng tích cực, đã làm thức tỉnh và khơi dậy, mở màn cho các phong trào giải phóng dân tộc và các cuộc kháng chiến tại nhiều nước Châu Phi...".

Giá vàng hôm nay 5/5: Vàng SJC tăng vút lên đỉnh 86 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 5/5: Vàng SJC tăng vút lên đỉnh 86 triệu đồng/lượng

Ngày cuối tuần, giá vàng SJC tăng mạnh, chạm đỉnh 86 triệu đồng/lượng ở một số thương hiệu. Trên thị trường thế giới, giá vàng vẫn đi ngang.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Searefico giảm 64,6% so với cùng kỳ
Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Searefico giảm 64,6% so với cùng kỳ

Công ty cổ phần Searefico (mã chứng khoán SRF) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM giải trình về kết quả kinh doanh trong quý I/2024 với lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán FPT chốt quyền chia cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 40%
Chứng khoán FPT chốt quyền chia cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 40%

Ngày 16/5 tới đây, CTCP Chứng khoán FPT (FTS – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2023 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.