Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chế

Theo thông báo từ phía Singapore thì vị khách nhập khẩu điện gió của Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhập khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam. Thế nhưng, Việt Nam vẫn chưa “chốt” được cơ chế cho phát triển loại hình năng lượng tái tạo này.

Ngày 24/10/2023, phía Singapore thông báo đã phê duyệt có điều kiện cho nhập khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam.

Ảnh EVN.
Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chế. Ảnh EVN.

Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam nhận được chấp thuận của chính phủ Singapore về việc triển khai nguyên tắc dự án trang trại điện gió ngoài khơi 2,3 GW tại Việt Nam để xuất khẩu 1,2 GW sang “quốc đảo Sư tử” qua đường cáp ngầm cao thế dưới biển, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)-đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang tập trung các nguồn lực cùng với Sembcorp Utilities Pte Ltd (SCU) - một công ty con thuộc Sembcorp Industries Ltd để triển khai các bước đầu tiên trong hợp tác đầu tư.

Hiện, dự án trang trại điện gió ngoài khơi 2,3 GW này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định về việc chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (giấy phép khảo sát) cho PTSC. Đồng thời, đối tác SCU của PTSC đã được Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore trao Ý định thư chấp thuận dự án này.

Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường cho biết, Chính phủ Singapore đã công bố kế hoạch nhập khẩu đến 4 GW điện carbon thấp vào năm 2035 từ các nguồn năng lượng sạch cũng như đưa ra lộ trình đánh thuế carbon lũy tiến tăng dần để đạt mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050. Đến thời điểm này, Singapore đã phê duyệt có điều kiện nhập khẩu điện cho các dự án từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm 2 GW từ Indonesia, 1 GW từ Campuchia và dành 1,2 GW cuối cùng cho Việt Nam.

PTSC cũng là công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên việc thu xếp nguồn tài chính lớn cho dự án qua kênh huy động vốn này sẽ không khó nếu chứng minh được hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, dự án trang trại điện gió ngoài khơi công suất 2,3 GW này cũng nhận được sự ủng hộ tối đa của Chính phủ Việt Nam và cam kết bao tiêu sản lượng điện gió ngoài khơi của phía Singapore.

Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chế. Ảnh EVN.
Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chế. Ảnh EVN.

Việc triển khai dự án xuất khẩu điện này thành công sẽ mang lại lợi ích lớn. như tạo ra trung tâm cung ứng chuỗi dịch vụ điện gió ngoài khơi cho khu vực và thế giới, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tăng tính gắn kết giữa các quốc gia trong ASEAN và hiện thực hoá mục tiêu kết nối mạng lưới điện trong ASEAN. Việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi cũng có thể tạo ra các trạm sản xuất hydro xanh.

Việt Nam lại có nhu cầu phát triển đường cáp quang viễn thông sang Singapore. Vì vậy, nếu phát triển đường cáp ngầm truyền tải điện của dự án này sang Singapore kết hợp với đường cáp quang viễn thông thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ lớn do có thể giảm chi phí vận hành bảo dưỡng, chi phí chế tạo, chi phí quản lý vận hành, Tổng giám đốc PTSC cho biết.

Mặc dù Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) đã phê duyệt có điều kiện cho SCU nhập khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam thông qua hợp tác với PTSC nhưng phía Singapore vẫn có thể “xoay trục” tìm nhà phát triển khác với 1,2 GW điện gió ngoài khơi nếu trong vòng 1 năm tới phía Việt Nam không thể chốt được cơ chế cho việc triển khai.

Ngay từ đầu phía Singapore đã đặt ra mục tiêu giá điện khoảng 22 cent/kWh và các bên sẽ phải tối ưu giá thành sản xuất. Tuy nhiên, mấu chốt để triển khai dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi đầu tiên này là cơ chế cụ thể vẫn chưa được cơ quan quản lý của Việt Nam xây dựng, ông Lê Mạnh Cường cho biết.

Thực tế là các cơ chế, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi vẫn chưa rõ ràng, các quy định chưa đầy đủ nên nhiều dự án điện gió ngoài khơi gặp không ít vướng mắc ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát, thử nghiệm. Do vậy, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý, tạo tiền đề trước mắt cho các nhà đầu tư thử nghiệm khảo sát mới có thể triển khai. 

Ảnh internet.
Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chếẢnh internet.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị “về định hướng Chiến . lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” không đưa ra mục tiêu cụ thể về xuất khẩu điện gió ngoài khơi nên cần phải có chủ trương cụ thể hơn mới có cơ sở triển khai thực hiện.

Theo Bộ Công Thương, quy hoạch không gian biển quốc gia đến thời điểm này cũng chưa được phê duyệt, nên việc lựa chọn các vị trí điện gió ngoài khơi phục vụ cho hoạt động xuất khẩu điện gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, những quy định pháp luật hiện vẫn chưa xác định được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với loại hình điện gió ngoài khơi trong Luật Đầu tư năm 2020; chưa có các quy định về trình tự, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi; chưa có chính sách, cơ chế giá cho các dự án điện gió ngoài khơi. Ngoài ra, việc xuất khẩu điện sang Singapore thông qua đường cáp ngầm dưới biển và không qua hệ thống điện quốc gia cũng chưa có quy định cụ thể.

Trong khi đó, theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, việc triển khai một dự án điện gió ngoài khơi từ lúc khảo sát địa điểm đến khi có thể phát điện thương mại thường mất từ 6-8 năm. Vì vậy, việc sớm xây dựng cơ chế chính sách cho việc phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo đầy tiềm năng này là thực sự cấp bách để dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi đầu tiên của Việt Nam sang Singapore cũng như nhiều dự án xuất khẩu điện gió khác trong tương lai không bị rơi vào “ô mất lượt”.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trong tháng cuối năm, các dòng xe Honda đang bán tại Việt Nam đang có mức ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ
Trong tháng cuối năm, các dòng xe Honda đang bán tại Việt Nam đang có mức ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ

Honda “chơi lớn”, ưu đãi toàn bộ 6 dòng xe đang bán tại Việt Nam , tặng 1 năm bảo hiểm thân vỏ, 2 năm gia hạn bảo hành...

Công an vào cuộc vụ nghi bác sĩ “rởm” tại Hải Phòng
Công an vào cuộc vụ nghi bác sĩ “rởm” tại Hải Phòng

Liên quan đến nội dung phản ánh của bạn đọc về đối tượng bị nghi là giả danh bác sĩ lấy tên là Lee Nguyễn có tên thật là Nguyễn Thị Nh, sinh năm 1992, quê quán tại xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ban đầu xác định vi phạm của cơ sở thẩm mỹ Ruby spa là: quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ đã ký Ý định Thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast
Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ đã ký Ý định Thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast

VinFast sẽ nhận tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính Mỹ nhằm thúc đẩy phát triển giao thông điện hóa…

TP. Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc 10 quận phải sáp nhập
TP. Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc 10 quận phải sáp nhập

80 phường được UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất sáp nhập trong các năm tới tập trung ở 10 quận: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD để phát triển kinh tế xanh
Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD để phát triển kinh tế xanh

Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP/năm để thích ứng với biến đổi khí hậu.