Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điện gió ngoài khơi Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Có nhiều động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, một trong số đó là nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao. Nhịp tăng trưởng nhu cầu điện đạt trung bình ở mức 10%/năm và được dự báo vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong 10 năm tới, trung bình khoảng 8.5%/năm.

Ảnh internet.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh internet.

Theo đánh giá của Chương trình hỗ trợ quản lý ngành năng lượng/Ngân hàng Thế giới, tổng tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt khoảng 475 GW, bao gồm: 261 GW loại móng cố định và 214 GW loại móng nổi.

Còn theo Chương trình hợp tác đối tác Việt Nam - Đan Mạch, những phát hiện ban đầu đã chỉ ra rằng, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam đạt khoảng 160 GW. Tại “Quy hoạch Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 sẽ có khoảng 6 GW và đến năm 2050, con số này sẽ tăng gấp 11 -15 lần, dự kiến sẽ đạt khoảng 70 - 91,5 GW. 

Nói về chuyển đổi "năng lượng xanh", ông Nguyễn Đức Cường, chuyên gia cao cấp về năng lượng Tập đoàn T&T cho biết, thời kỳ sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ đóng vai trò lớn trong sản xuất điện thời gian qua được dự báo là sẽ có rất nhiều bất định bởi, sự suy cạn dần về trữ lượng khai thác cũng như tình trạng có thể gián đoạn nguồn cung trong chuỗi cung ứng mà đi kèm theo đó là giá nhiên liệu tăng và có thể tăng rất cao bất thường do các yếu tố thiếu ổn định về địa chính trị.

Do vậy, nếu không sớm có các giải pháp chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ thì trong tương lai, Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới. Tiềm năng nguồn thuỷ điện lớn của Việt Nam cơ bản sẽ được khai thác hết trong thập kỷ này trong khi nguồn khí thiên nhiên cơ bản đã đạt ngưỡng và đang đi xuống, còn nguồn than mỏ trong nước có giới hạn cả về trữ lượng lẫn khả năng khai thác, sử dụng.

"Để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng cao hàng năm, Việt Nam cần đầu tư mới với quy mô lớn nguồn điện để tăng công suất. Mức tăng công suất lắp đặt mới trung bình dự kiến khoảng 8,8 GW mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030, và khoảng từ 17 GW mỗi năm đến 21 GW mỗi năm trong giai đoạn 20 năm tiếp theo tính từ 2031 đến năm 2050”, chuyên gia Nguyễn Đức Cường chỉ rõ.

Điện gió ngoài khơi Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh internet.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh internet.

Theo chuyên gia Nguyễn Đức Cường, với những tiến bộ gần đây về công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống. Điện gió ngoài khơi đã ghi nhận mức giảm gần 70% chi phí. Xu thế giảm giá vẫn không hề dừng lại, chi phí sản xuất được dự báo sẽ giảm thêm 30% nữa tại các thị trường điện gió ngoài khơi đã phát triển và trưởng thành. 

Với nguồn tài nguyên tự nhiên về điện gió ngoài khơi nổi bật, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt được mức chi phí như mức chúng được minh chứng tại thị trường Châu Âu. 

Việc Việt Nam cam kết đạt mục tiêu khử các bon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Hơn thế nữa, điện gió ngoài khơi được coi là nguồn năng lượng không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do vậy, điện gió ngoài khơi được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Chính phủ và các bộ, ngành xem xét cho thực hiện giai đoạn chuyển tiếp trước khi thực hiện chính sách đấu thầu, đấu giá phù hợp với điều kiện của Việt nam. Giai đoạn này được kiến nghị áp dụng cho 6.000MW đầu tiên giai đoạn đến 2030. Đây là giai đoạn đầu khởi động, định hình phát triển một ngành công nghiệp mới, hiện đại ở Việt Nam. Do vậy, Chính phủ có thể xem xét bắt đầu bằng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, trên cơ sở phải đáp ứng được các tiêu chí rõ ràng, chứng minh được về năng lực, kinh nghiệm, tài chính... 

Điện gió ngoài khơi là ngành công nghiệp cao, do vậy, chuyên gia Nguyễn Đức Cường khuyến nghị, cần có sự phối hợp đồng bộ… lực lượng chuyên gia, kỹ sư, các nhà quản lý…có trình độ cao đáp ứng được các yêu cầu của các Dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.

Các chuyên gia năng lượng nhấn mạnh: Cần quan tâm tới phát triển công nghệ, các nhà đầu tư lớn nước ngoài đang đề xuất đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cần quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Mục tiêu thành lập các trung tâm R&D nghiên cứ phát triển công nghệ về điện gió ngoài khơi. Các nhà đầu tư nước ngoài lớn cũng cần kéo theo các nhà sản xuất lớn để hướng tới sản xuất các hợp phần thiết bị của điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, giảm giá thành.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy
Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thông tin từ Công an Nghệ An, cơ quan này vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt xóa thành công chuyên án, bắt 12 đối tượng truyền bá hơn 19 triệu nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm
Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm

Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục. Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng , EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm.

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII

UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII. Có gần 200 vận động viên tham dự tại lễ hội năm nay.

ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã diễn ra vào sáng 29/4, thông qua toàn bộ tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2024, các thay đổi về nhân sự cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.