Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị làm điện gió ngoài khơi gấp gần 26 lần dự kiến sẽ chọn được nhà đầu tư chất lượng?

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW, cao gấp gần 26 lần so với dự kiến. Vậy, cơ chế và tiêu chuẩn nào để chọn nhà đầu tư cho điện gió ngoài khơi?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi, vận tốc gió ở độ cao 100 mét đạt khoảng 9-10m/s và khu vực tiềm năng nhất là miền nam Trung bộ.

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII); trong đó dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Nếu điều kiện cho phép thì có thể tăng trưởng sớm hơn.

Như vậy, trong số 129.000 MW, cao gần 26 lần so với dự thảo quy hoạch mà các đơn vị đăng ký làm điện gió ngoài khơi, sẽ chỉ có 5.000 MW được chọn theo như dự thảo. Vậy, cơ chế và tiêu chuẩn nào để chọn nhà đầu tư cho điện gió ngoài khơi? Và với thực tế trên, chúng ta có thể chọn được nhà đầu tư chất lượng cho điện gió ngoài khơi?

việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cần được xem xét dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư ở các thị trường khác. Ảnh minh họa internet

việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cần được xem xét dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư ở các thị trường khác. Ảnh minh họa internet.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương thông tin: Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đang trong quá trình hiệu chỉnh để hoàn thiện, Bộ Công Thương cũng nghiên cứu song song cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ chế cụ thể để phân chia việc này. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay lựa chọn thế nào cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bởi, điện gió ngoài khơi là vấn đề mới mẻ, cần phải xây dựng cơ chế phù hợp, chính sách hay hạ tầng phải đáp ứng được mục tiêu đủ điện cho người dân với chi phí hợp lý.

Tại buổi trao đổi với báo chí với chủ đề Hệ thống truyền tải điện, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia trong bối cảnh các cam kết của Việt Nam tại COP 26 do Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức mới đây, ông Soren Ranneries - Giám đốc cấp cao, Kỹ sư trưởng, Tập đoàn COP cho hay, việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cần được xem xét dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư ở các thị trường khác; kế hoạch về chuỗi cung ứng cho dự án; chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

 "Đây là những yếu tố quan trọng mà Việt Nam nên tham khảo", ông Soren Ranneries nói. Đồng thời ông cho biết, ở Anh, nhà phát triển nếu muốn thực hiện dự án cần đưa ra các cam kết về chi phí. Ở Đan Mạch, nhà đầu tư cần đưa ra những cam kết nhất định về việc phát triển dự án và hoàn thành dự án đúng hạn. "Tôi không chắc 100% phương án nào thích hợp cho Việt Nam, nhưng có khá nhiều phương án trên thị trường" - ông Soren Ranneries chia sẻ.

Theo ông Sean Huang - Quản lý Phát triển của Copenhagen Offshore Partners, đơn vị đang phát triển dự án điện gió La Gàn dẫn kinh nghiệm từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cho hay, nơi mà ông đã từng làm việc, thì quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo các bước: Nhà đầu tư phải thực hiện việc khảo sát, đánh giá tác động môi trường, chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án và đưa ra các cam kết cụ thể về dự án đó.

Ngoài ra, cần yêu cầu mở văn phòng đại diện, thực hiện các nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đến hệ thống truyền tải, xin giấy phép từ nhiều cơ quan bộ, ban, ngành. Trong quá trình xin cấp phép cần chứng minh được năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án. Điều này được thể hiện bằng các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ.

Điện gió ngoài khơi giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ảnh minh họa internet
Điện gió ngoài khơi giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ảnh minh họa internet.

Còn theo ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu), Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió khi tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512 GW.

"Theo tính toán của GWEC, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5 - 10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỷ USD cho nền kinh tế" - ông Mark Hutchinson khẳng định.

Thêm vào đó, các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch thường có tuổi thọ từ 25-30 năm. Đến năm 2050, gần như tất cả các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam phải được thay thế. Vậy tại sao chúng ta không thay thế bằng năng lượng tái tạo?, ông Mark Hutchinson đặt vấn đề.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Việc thực hiện cam kết này là hoàn toàn khả thi nhưng cần sự nỗ lực đáng kể của các cấp, ngành và doanh nghiệp, xã hội.

Cụ thể, ông Mark Hutchinson cho rằng, ngoài việc có các cơ chế ưu đãi cho điện gió như cơ chế khuyến khích thông qua bù giá (FIT), tinh giản quy trình cấp phép, thì việc đánh giá tích hợp lưới điện và đưa ra giải pháp phù hợp là rất cần thiết. Có nhiều kinh nghiệm từ các cường quốc năng lượng tái tạo trên thế giới, nhiều cách thức tích hợp năng lượng tái tạo với tỷ lệ cao hơn mà Việt Nam có thể tham khảo.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.