Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo

Sáng nay, 19/12, Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” diễn ra. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Ngoại giao 32. (Ảnh: Tuấn Anh)
Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Ngoại giao 32. Ảnh Tuấn Anh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh từ sau Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021 đến nay, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng, nhờ đó củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước. Như Tổng Bí thư đã đánh giá khái quát tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII vừa qua, "các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật" trong thành tựu chung của đất nước.

Tại Lễ khai mạc Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (ICC), đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dự trực tuyến tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh; Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng các đồng chí Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể trung ương và địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh Nguyễn Hồng.

Về phía Bộ Ngoại giao có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; cùng toàn thể các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các đồng chí Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt của các đơn vị Bộ Ngoại giao, đại diện Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Bộ Ngoại giao và toàn thể công chức, viên chức, cán bộ ngành ngoại giao tham dự trực tiếp tại Hội trường và tại điểm cầu Bộ Ngoại giao.

Trong phát biểu dẫn đề, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, thực hiện thắng lợi tại Đại hội XIII của Đảng, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Đây là dịp quan trọng để toàn ngành ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng nhìn lại, đánh giá kết quả thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Các kết luận, chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư và các đồng chí lãnh đạo nhà nước tại Hội nghị Đối Ngoại toàn quốc, trên cơ sở đó, thảo luận, đề ra phương hướng trọng tâm và giải pháp triển khai công tác đối ngoại và xây dựng, phát triển ngành ngoại giao từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo.

Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc hơn, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, đối ngoại cùng quốc phòng, an ninh và các cấp, các ngành đã xử lý đúng đắn với các đối tác trên cơ sở kiên định nguyên tắc, linh hoạt trong sách lược và ứng xử, kiên trì thúc đẩy đối thoại. Nhờ đó, đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời đạt được những kết quả quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tham luận tại Hội nghị. Ảnh Nguyễn Hồng.

Trên bình diện đa phương, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã và đang đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN, Liên Hiệp Quốc, tiểu vùng Mê Kông, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, các Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP), Diễn đàn cấp cao Vành đai - Con đường...; đồng thời, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, gìn giữ hòa bình ở Châu Phi, hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng, nhờ đó củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước.

Từ sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đến nay, ngành ngoại giao cùng các cấp, các ngành đã tổ chức thành công 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden... đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong cục diện đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta.

Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc hơn, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, đối ngoại cùng quốc phòng, an ninh và các cấp, các ngành đã xử lý đúng đắn với các đối tác trên cơ sở kiên định nguyên tắc, linh hoạt trong sách lược và ứng xử, kiên trì thúc đẩy đối thoại,; nhờ đó, đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời đạt được những kết quả quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trên bình diện đa phương, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã và đang đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, tiểu vùng Meking, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, các Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP), Diễn đàn cấp cao Vành đai - Con đường...; đồng thời, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột.

Đối ngoại và ngoại giao đã phát huy vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Các hoạt động đối ngoại và ngoại giao kinh tế đã mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với nhiều đối tác, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn lực mới, bao gồm cả FDI, ODA, khoa học công nghệ... đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngoại giao văn hóa, thông tin tuyên truyền đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân được triển khai đồng bộ, có nhiều đổi mới, sáng tạo và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, 60 di sản, địa danh, danh nhân của Việt Nam được UNESCO công nhận, trong đó riêng 03 năm qua có thêm 13 danh hiệu được UNESCO công nhận.

Chúng ta đã tích cực, kịp thời chăm lo cho cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp Việt Nam, đưa hàng nghìn công dân về nước an toàn từ các nước có xung đột, thiên tai...

Công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo chiến lược về đối ngoại đã đạt nhiều tiến bộ. Ngành ngoại giao cùng các ngành, các cấp đã kịp thời tham mưu cho Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, xử lý nhiều vấn đề đối ngoại trước những biến động nhanh, phức tạp của tình hình quốc tế, cũng như ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng thành các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và biện pháp triển khai cả trước mắt và lâu dài.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh Nguyễn Hồng.

Công tác xây dựng và phát triển ngành ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại đạt nhiều kết quả tích cực. Tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn tinh gọn, hiệu quả hơn.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống được tăng cường; phong cách, lề lối làm việc từng bước được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp; phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ ngoại giao được rèn luyện ngày càng trưởng thành hơn.

Những thành tựu nói trên của đối ngoại và ngoại giao đã đóng góp vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử là "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"; là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đại hội XIII, gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trước những biến động lớn, phức tạp trên thế giới và khu vực, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, bước đi chủ động, sáng tạo, đột phá mang tính lịch sử trong triển khai đối ngoại.

Những kết quả to lớn đó cũng khẳng định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân văn nhưng quật cường của dân tộc hoàn toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Kết nối nhịp cầu khoa học đến từng thửa ruộng, bờ ao
Kết nối nhịp cầu khoa học đến từng thửa ruộng, bờ ao

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã luôn kiên trì, sáng tạo, bền bỉ kết nối nhịp cầu khoa học đến cuộc sống, đến làng quê nông thôn, đến từng thửa ruộng, bờ ao và đến hàng chục triệu người nông dân.

Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm
Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm

Dù dòng bank vẫn chưa được "kích hoạt", nhưng diễn biến chung khởi sắc với nhiều mã xác lập đỉnh lịch sử mới, chỉ số VN-Index vẫn vượt mốc 1.250 điểm và đóng cửa tại mức giá cao nhất trong 1 tháng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).

Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ “học tập” sang “làm theo” bằng những việc làm rất thiết thực, cụ thể hằng giờ, hằng ngày trong công tác, chiến đấu, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024
Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Tối 14/5, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 với Chủ đề: “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”. Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Đại tá Cao Xuân Quận, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng.

Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%
Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%

Lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong quý I/2024 mặc dù doanh thu tăng, Vĩnh Hoàn cho biết do giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm.