Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khám chữa bệnh BHYT: Còn nhiều kẽ hở

Thời gian qua, việc thực hiện chế độ BHYT còn nhiều tồn tại, gây bất bình trong dư luận. Điều này khiến người dân thiếu mặn mà trong việc mua, đóng BHYT cũng như ít tin tưởng vào việc khám chữa bệnh theo BHYT, nhất là tại tuyến cơ sở.


Tìm cách “rút ruột” BHYT

Chất lượng khám - chữa bệnh hạn chế, chất lượng thuốc BHYT chưa cao, nhiều kẽ hở trong chính sách BHYT bị lợi dụng như lạm dụng xét nghiệm, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, lập hồ sơ bệnh án khống (như làm giả kết quả xét nghiệm) để rút ruột BHYT, chỉ định làm dịch vụ cao để hưởng hoa hồng…, được dư luận liên tục phản ánh. Ngoài ra, có tình trạng người có thẻ lạm dụng thông qua việc cho mượn thẻ, đi khám nhiều nơi trong ngày (nhất là các bệnh mãn tính), cho thuê thẻ và thuê người bị bệnh mãn tính đi khám chữa bệnh để lấy thuốc. Theo kiểm tra của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, có trường hợp thẻ BHYT ở tỉnh Đồng Nai được sử dụng 157 lần khám chữa bệnh trong năm.

Chị Nguyễn Thị Hoan, một cán bộ nhiều năm làm công tác y tế tuyến huyện ở Hải Phòng cho hay, trong công tác khám và điều trị, ở tuyến huyện thường người bệnh không phải chờ đợi lâu, do lượng bệnh nhân đến khám hàng ngày không cao. Song, ngoài trình độ chuyên môn y tế tuyến cơ sở còn kém, do chất lượng thuốc BHYT không được tốt cho nên đa phần những người khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện là những bệnh nhân ít tiền, khó khăn, bị bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường… phải lấy thuốc hàng tháng. Những người có điều  kiện thường khám dịch vụ và mua thuốc ngoài để dùng vì người ta không tin tưởng vào khám chữa bệnh bằng BHYT. Ngoài ra, việc lập hồ sơ khống, lợi dụng các kẽ hở của quy định để “rút ruột” BHYT là không ít.

Một nguyên nhân khiến tỷ lệ đăng ký khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến trạm y tế còn thấp là do chỉ có 76% trạm y tế có bác sỹ, chưa xét đến trình độ.

Thiếu tinh thần phục vụ

Thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian, gây khó khăn, chuyển tuyến… là những tồn tại, bất cập đang gây bức xúc cho người tham gia khám chữa bệnh BHYT. Mặc dù, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn cải tiến quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện”, song tình trạng người khám chữa bệnh BHYT phải chờ đợi lâu, thái độ của một số cán bộ y tế thiếu tận tình vẫn chưa thực sự được cải thiện... Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội)…, nhiều người bệnh vẫn phản ánh về thái độ phục vụ của nhân viên bệnh viện. Chị Lê Thị Nga (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, so với khám dịch vụ thì thủ tục đăng ký khám BHYT chậm hơn nhiều, thái độ của nhân viên bệnh viện ở phòng tiếp đón thường khó chịu, hay quát tháo, nói trống không, cau có với người bệnh. “Nhiều bệnh nhân đến đây khám thường phàn nàn, bức xúc về tác phong lề mề của nhân viên phòng đăng ký cũng như việc các y - bác sỹ để cho người nhà “chèn ngang, khám trước”, chị Nga nói.

Tại bệnh viện Bạch Mai, một số bệnh nhân cũng có phản ánh tương tự. Em Nguyễn Huyền Trang, SV trường Cao đẳng Kinh tế cho biết: “Em định đăng ký khám theo BHYT nhưng nhân viên phòng đăng ký có thái độ rất khó chịu, gắt gỏng, quát nạt, nên em đành chuyển sang đăng ký khám dịch vụ”.

Rơi vào vòng luẩn quẩn

Một trong những bất cập gây bức xúc hiện nay đó là việc chuyển tuyến điều trị. Có thể nói, khám chữa bệnh BHYT đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn, khi mà thực tế danh mục dịch vụ y tế được hưởng và danh mục thuốc điều trị tuyến dưới rất hạn chế, đội ngũ y - bác sỹ ít, trình độ chuyên môn kém hơn tuyến trên dẫn đến bệnh nhân thường yêu cầu chuyển tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, do thực hiện khám chữa bệnh BHYT theo khoán định suất nên các bệnh viện tuyến huyện hạn chế chuyển tuyến vì sợ hụt quỹ.

Cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh được xem là lý do hạn chế cho bệnh nhân BHYT chuyển tuyến điều trị. Theo quy định, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu được sử dụng 90% quỹ khám chữa bệnh để chi trả các chi phí (bao gồm cả chi phí cho các cơ sở khác trong trường hợp người bệnh được chuyển tuyến, dù không biết tuyến trên “tiêu tiền” của mình thế nào). Vì vậy, nhiều cơ sở đã chọn giải pháp “giam” bệnh nhân, nhiều người đổ bệnh nặng hoặc điều trị ở tuyến dưới mãi không khỏi phải tự ý vượt tuyến để “tự cứu mình”.

Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT, gây nhiều bức xúc cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc vượt tuyến do chất lượng khám chữa bệnh kém gây ra hệ lụy quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.

Dưới góc độ tài chính, kinh tế, quy định về định suất khám chữa bệnh giữa các tuyến có sự chênh lệch - cũng khiến cho việc vượt tuyến gia tăng. Đơn cử, cùng một loại bệnh, ở bệnh viện tuyến huyện, tổng chi phí điều trị chỉ khoảng 300.000 đồng, nhưng nếu điều trị ở tuyến trung ương có thể lên tới 2 triệu đồng. Khi đó, mức 30% chi phí mà họ được BHYT thanh toán cho trường hợp vượt tuyến còn lớn hơn cả tổng chi phí nếu điều trị tại tuyến dưới…

Nhiều ý kiến cho rằng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cần quy định người có thẻ thì được đến tất cả các cơ sở y tế để khám chữa bệnh mà không cần làm các thủ tục rườm rà, mất thời gian. Bởi những bất cập, vi phạm trong khám chữa bệnh BHYT không chỉ gây bức xúc cho người bệnh, mà còn làm giảm lòng tin vào chính sách ưu việt của chế độ ta, là trở lực cho chủ trương BHYT toàn dân - sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

An Hà

Tin mới

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm 35 năm thành lập (19/5/1989 - 19/5/2024); kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024
CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024

Sau khi cổ phiếu tiếp tục nằm trong diện cảnh báo, CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cenland, mã CRE- sàn HOSE) đã thực hiện giải trình và báo cáo tình hình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024.

Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Vừa qua, Toà soạn Thương hiệu và Công luận tiếp tục nhận được phản ánh về việc tại trung tâm TP. Hải Phòng xuất hiện cơ sở kinh doanh đồng giá 15k (cơ sở) tại số 422 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai
Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai

Thanh tra tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra thiếu sót, sai phạm trong thực hiện thủ tục, tham mưu về công tác cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ)…

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.