Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng

Các hành vi vi phạm pháp luật, buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định trong quản lý, hoạt động kinh doanh tại thị trường vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Ảnh internet.
Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng. Ảnh internet.

Thông báo kết luận nêu rõ: Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đã triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng, tuy nhiên tình hình chưa có nhiều chuyển biến, giá vàng miếng trong nước tiếp tục tăng, tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chưa được khắc phục.

Để tăng cường hiệu quả các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng cả trước mắt và lâu dài theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tại các Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị và các văn bản có liên quan, nhất là Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 của Văn phòng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp.

Đánh giá toàn diện giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp:

Khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua và diễn biến thị trường trong nước, quốc tế để theo thẩm quyền xem xét thực hiện kịp thời hơn, hiệu quả hơn các giải pháp, công cụ điều hành theo quy định pháp luật để ổn định, bình ổn ngay thị trường vàng theo mục tiêu đề ra, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn hoạt động của thị trường vàng, khắc phục ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng. Ảnh internet.
Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng. Ảnh internet.

Khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012, quy định pháp luật về cạnh tranh và các quy định pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 5/2024, không để chậm trễ hơn nữa.

Xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng 

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng quy định pháp luật; quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng miếng, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi vi phạm pháp luật, buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng. Ảnh internet.
Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng. Ảnh internet.

Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý thị trường vàng phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật, có công cụ kiểm soát, quản lý hiệu quả, hiệu lực đối với thị trường vàng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng theo từng lần

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng theo từng lần, kiên quyết không để chậm trễ, hoàn thành chậm nhất trong quý II năm 2024.

Các Bộ, cơ quan: Công an, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, lực lượng biên phòng, thuế, hải quan, quản lý thị trường, cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước về cạnh tranh và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý, bình ổn thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng theo đúng quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 và các quy định khác có liên quan; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền các vấn đề vượt thẩm quyền, phát sinh.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Khai thác triệt để lợi thế từ các FTA, xuất khẩu sẽ tăng về số và giá trị những tháng cuối năm?
Khai thác triệt để lợi thế từ các FTA, xuất khẩu sẽ tăng về số và giá trị những tháng cuối năm?

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực. Theo số liệu ước tính của liên Bộ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 369,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2% so; nhập khẩu ước đạt 180,2 tỷ USD, tăng 18,1%. Những tháng cuối năm, tận dụng lợi thế từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu như thế nào?

Giá vàng hôm nay 6/7: Thị trường vàng thế giới tăng vọt
Giá vàng hôm nay 6/7: Thị trường vàng thế giới tăng vọt

Giá vàng hôm nay 6/7/2024 trên thị trường thế giới vọt tăng trong bối cảnh thị trường lao động tại Mỹ tiếp tục phục hồi. Đồng USD giảm khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Giá heo hơi hôm nay 6/7: Thị trường giao dịch ảm đạm, dao động trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 6/7: Thị trường giao dịch ảm đạm, dao động trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg

Giá giao dịch heo hơi hôm nay đồng loạt lặng sóng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg.

Hoàn tiền không giới hạn khi mua sắm trên ứng dụng PVConnect
Hoàn tiền không giới hạn khi mua sắm trên ứng dụng PVConnect

Hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái đa tiện ích trên nền tảng trực tuyến, đồng thời nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) mới đây vừa chính thức triển khai tính năng “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng ngân hàng số PVConnect.

Lý giải nguyên nhân nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đạt giá trị cao
Lý giải nguyên nhân nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đạt giá trị cao

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,38%, cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây (tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu các năm: năm 2020 tăng 1,24%, năm 2021 tăng 3,77%, năm 2022 tăng 2,78%, năm 2023 tăng 3,26%).

Ngăn chặn tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng
Ngăn chặn tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

Đợt điều chỉnh tăng lương 6% từ ngày 1/7 vừa qua được xem là đợt tăng lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh niềm vui vì cuộc sống được cải thiện, nhiều người lo lắng tình trạng giá cả có thể tăng cao hơn lương. Do vậy, rất cần có thêm giải pháp kiểm soát lạm phát, giá cả, tránh tình trạng lợi dụng chính sách đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao.