Đỉnh đèo Khánh Sơn, tuy còn cách thị trấn Tô Hạp trung tâm huyện cả chục Km, nhưng luôn là nơi thu hút du khách
Đỉnh đèo Khánh Sơn, tuy còn cách thị trấn Tô Hạp trung tâm huyện cả chục Km, nhưng luôn là nơi thu hút du khách (Ảnh: Trần Minh Ngọc)

Lễ hội với 60 gian hàng trưng bày các loại trái cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ, mít tố nữ, mía tím... các loại nông sản đặc trưng của các huyện bạn; các gian hàng giới thiệu các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp... Không chỉ có thế, Lễ hội còn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn: Hội thi trái cây ngon và Trưng bày trái cây nghệ thuật”; Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch; Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản; Hội thảo thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; Đêm hội Raglai; Hội thi Già làng khéo tay; Chương trình “Ẩm thực Khánh Sơn” giới thiệu các món ăn truyền thống, đặc trưng của địa phương; Chương trình múa hát tập thể “Thanh niên Khánh Sơn nối vòng tay bè bạn”; Tổ chức các trò chơi dân gian; Tái hiện các Lễ hội “ ăn đầu lúa mới”, Lễ “Tạ ơn cha mẹ” ...

Trái cây sạch được bày bán phục vụ du khách ngay từ đỉnh đèo Khánh Sơn.
Trái cây sạch được bày bán phục vụ du khách ngay từ đỉnh đèo Khánh Sơn. (Ảnh: Trần Minh Ngọc)

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, du lịch của huyện; giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp; giới thiệu hình ảnh, con người, ẩm thực và sản phẩm du lịch của huyện Khánh Sơn, góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Khánh Sơn thành đô thị sinh thái núi rừng; sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng phát triển bền vững. Nhưng Lễ hội đã vượt tầm của nó, với những kết quả đáng khích lệ:

Khách đi xe lên dự Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024
Khách đi xe lên dự Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024 (Ảnh: Trần Minh Ngọc)

Lễ hội đã thu hút hơn 18.000lượt khách đến với Khánh Sơn tham quan, mua bán trao đổi nông sản và du lịch, tăng hơn 3.000 lượt so với kỳ lễ hội trước.

Vũ điệu của đồng bào Raglai huyện Khánh Sơn phục vụ lễ hội
Vũ điệu của đồng bào Raglai huyện Khánh Sơn phục vụ lễ hội (Ảnh: ĐT)

Hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm nông sản sạch của bà con với du khách diễn ra trong thời gian lễ hội đã tiêu thụ ước đạt 127 tấn nông sản các loại; Trong đó có: 110 tấn sầu riêng, 2 tấn chôm chôm, 4 tấn bưởi, 5 tấn mía tím, 4 tấn mít, 2 tấn măng cụt và rất nhiều sản phẩm chế biến từ hoa quả, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương;  Doanh thu ước đạt gần 9 tỷ đồng.

Vũ điệu Khánh Sơn
Vũ điệu Khánh Sơn (Ảnh: ĐT)

Với kết quả thực tế có thể khẳng định: Qua 3 lần tổ chức, Lễ hội trái cây huyện Khánh Sơn đang được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và du khách. Lễ hội trở thành một thương hiệu quen thuộc, nổi tiếng, hấp dẫn, cần phải tiếp tục duy trì, phát triển, nâng lên những tầm cao mới.

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi tại lễ hội:

Bộ đàn đá Khánh Sơn trưng bày để du khách trải nghiệm tại khuôn viên lễ hội
Bộ đàn đá Khánh Sơn trưng bày để du khách trải nghiệm tại khuôn viên lễ hội (Ảnh: Trần Minh Ngọc)
Du khách hào hứng mua trái cây sạch được bày bán trong Lễ hội
Du khách hào hứng mua trái cây sạch được bày bán trong Lễ hội (Ảnh: Trần Minh Ngọc)
Sầu Riêng, Bơ, Chôm Chôm sạch được bán trong Lễ hội
Sầu Riêng, Mít, Bơ, Chôm Chôm sạch được bán trong Lễ hội (Ảnh: Trần Minh Ngọc)
Bưởi da xanh, sản phẩm được chứng nhận OCOP bày bán trong lễ hội
Bưởi da xanh, sản phẩm được chứng nhận OCOP bày bán trong lễ hội (Ảnh: Trần Minh Ngọc)
Trái cây và các sản phẩm nông nghiệp chế biến sạch được chứng nhận OCOP bày bán trong Lê hội
Trái cây và các sản phẩm nông nghiệp chế biến sạch, được chứng nhận OCOP, bày bán trong Lê hội (Ảnh: Trần Minh Ngọc)

Trần Minh Ngọc