Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: 40 năm vì mục tiêu trụ cột

Nhìn lại chặng đường 40 năm hoạt động - trưởng thành và phát triển của Khoa Pháp lý (ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Niên, nguyên Phó chủ nhiệm khoa đã chia sẻ đôi điều cùng phóng viên.

THCL Nhìn lại chặng đường 40 năm hoạt động - trưởng thành và phát triển của Khoa Pháp lý (ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Niên, nguyên Phó chủ nhiệm khoa đã chia sẻ đôi điều cùng phóng viên.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: 40 năm vì mục tiêu trụ cột - Hình 1

PGS. TS. Nguyễn Niên

Ông nghĩ sao về ý nghĩa của việc xây dựng ngành luật trong một trường đa ngành khi đó?

Từ khi viết Bản án chế độ thực dân Pháp, Bản yêu sách 8 điểm cho đến khi cách mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới việc thành lập Chính phủ có Hiến pháp đầu tiên.

Đảng và Nhà nước ta, ngay từ khi đó đã quan tâm tới vấn đề đào tạo cán bộ pháp lý. Thời kháng Pháp, mặc dù khó khăn nhưng tại chiến khu Việt Bắc, Chính phủ đã lập Trường Pháp lý (năm 1946). Cuộc kháng chiến càng về cuối càng khốc liệt, trong bối cảnh đó, trường lập ra, nhưng không có điều kiện chiêu sinh.

Năm 1954, sau ngày hòa bình lập lại, đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Trong bối cảnh đó, Trường Pháp lý không có điều kiện đào tạo, nhưng đã cử cán bộ, con em của những gia đình cách mạng đi học tập về lĩnh vực luật tại Liên Xô, Đức... Sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, năm 1976, Đảng, Nhà nước đã quan tâm về việc thành lập một trường đào tạo cán bộ pháp lý. Đất nước gặp muôn vàn khó khăn, cán bộ giảng dạy cũng không có, chỉ có một số nhân sỹ yêu nước trước đây học luật, số đi học nước ngoài chưa kịp về.

Trước yêu cầu cấp bách đó, việc thành lập Khoa Pháp lý của ĐH Tổng hợp là chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tôi còn nhớ, khi đó, đồng chí Tố Hữu có gọi tôi lên nói điều kiện cũng chưa có nhiều, nhưng phải thành lập ngay.

Cán bộ giảng dạy ít, cơ sở thiếu thốn, gần như phải đi lên từ con số 0 - tất cả đều tin tưởng nhất định sẽ trưởng thành. Khoa Pháp lý thành lập năm 1976, tôi nghĩ có thể nói đó như cái nôi - viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho đại học về pháp lý tại Việt Nam.

Khóa đầu tiên có 50 người (sinh viên), hầu hết là cán bộ, đảng viên, chiến sỹ từ kháng chiến trở về với không khí chiến thắng sôi sục, mang tinh thần đó vào mặt trận mới, thầy trò cùng khắc phục mọi khó khăn trong đời sống, cũng như trong học tập.

Ngay năm học đầu tiên, Khoa đã thành lập chi bộ đảng. Chỉ trong 3 năm, Khoa Pháp lý lúc bấy giờ đã được xây dựng thành Khoa Lao động XHCN. Khi thành lập khoa, tôi nhớ, đồng chí Tố Hữu có nói: “Nền pháp luật rất quan trọng, tại các trường tổng hợp ở nước nào cũng có khoa này. Cho nên, công tác đào tạo rất quan trọng. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhất định phải thành công”.

Khoa Pháp lý trở thành khoa đầu tiên đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ lý luận cơ bản, phục vụ công tác nghiên cứu. Sau này, có mở ra các trường khác với mục tiêu riêng, nhưng Khoa luật đào tạo lý luận cơ bản của ngành luật, đặt nền móng cho nghiên cứu giảng dạy của nền giáo dục ĐH sau này. Trường ĐH Tổng hợp vinh dự có khoa luật đầu tiên ở đất nước ta.

Vậy đào tạo tại khoa luật - dựa trên nền khoa học cơ bản của ĐH Tổng hợp có những thế mạnh gì?

Quốc gia nào cũng vậy, khi phát triển ngành nào đó, đầu tiên phải đào tạo đội ngũ những người giảng dạy cơ bản và điều quan trọng nữa là phải có giáo trình, chương trình giảng dạy mang tính chất nghiên cứu lý luận cơ bản của ngành đó. Đặc biệt, nó liên quan tới sự trưởng thành của đất nước, qua xây dựng nhà nước pháp luật, nhất là kinh nghiệm của thế giới trong đào tạo ngành này.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó có nói, trước hết phải là nơi đào tạo được những cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn giỏi, lý luận sâu. Đó phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, khi giảng dạy phải có nghiên cứu khoa học. Thứ nữa, đó phải là trung tâm truyền bá tư tưởng pháp lý trong xã hội. Và ĐH Tổng hợp cũng hướng tới 3 mục tiêu đó.

Trong suốt 40 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Pháp lý vẫn hướng tới 3 trụ cột này, nó mang tính chất trung tâm - xuyên suốt và được phát huy ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, khi trở thành Trường Đại học luật của đất nước, vẫn hướng vào 3 mục tiêu đó, để có sự phân biệt với các trường đại học luật khác…

Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư!

 Trần Nguyên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.