4 chỉ số mỡ máu cần kiểm soát
Mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu được chẩn đoán dựa trên sự thay đổi bất thường, tăng cao quá mức của các thành phần mỡ máu. Người bệnh sẽ cần làm xét nghiệm máu để được đánh giá chính xác nhất các chỉ số mỡ máu này. Trong đó có 4 chỉ số quan trọng nhất là:
Triglyceride toàn phần: Triglyceride là dạng chất béo dự trữ chính trong các mô mỡ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó chiếm đến 90% trong chất béo bạn ăn hằng ngày. Nồng độ triglyceride toàn phần tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gây viêm tụy cấp.
Cholesterol toàn phần: Là tổng lượng LDL-C, HDL-C và 20% chất béo trung tính triglyceride. Chỉ số cholesterol toàn phần sau đó sẽ được so sánh thêm với chỉ số “cholesterol tốt” HDL- C để đánh giá và phân tầng nguy cơ tim mạch, đột quỵ.
LDL-C hay còn gọi là “cholesterol xấu”: Là nguồn chất béo chính tích tụ trong lòng mạch và gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.
HDL-C hay còn gọi là “cholesterol tốt”: Chiếm khoảng 25 - 35% tổng lượng cholesterol trong máu. HDL-C giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan, làm giảm tích tụ chất béo ở thành mạch từ đó ngăn chặn hình thành các mảng bám xơ vữa.
Dựa vào 4 chỉ số mỡ máu trên các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ máu nhiễm mỡ, các yếu tố nguy cơ tim mạch để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả nhất
Những phương pháp giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả được chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng bao gồm:
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Chỉ những người bệnh bị mỡ máu cao có mắc kèm bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp…), được đánh giá thuộc mức độ nguy cơ tim mạch cao thì mới được chỉ định dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ. Các thuốc thường được kê đơn bao gồm nhóm statin (Lovastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin...), nhóm fibrate (Fenofibrate, Gemfibrozil...), Ezetimibe, nhóm niacin…
Phần lớn các thuốc điều trị mỡ máu đều chuyển hóa qua gan nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, tăng men gan… Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có bất kỳ bất thường nào, người bệnh cần báo lại ngay với bác sĩ để được thay thế thuốc khác.
Tăng vận động thể chất
Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường đốt cháy mỡ thừa tại tất cả các cơ quan. Nếu một người béo phì, thừa cân giảm được 10-15% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm đáng kể thành phần mỡ máu xấu LDL-C, đồng thời còn giúp tăng “cholesterol tốt” HDL-C. Vì thế tập thể dục thường xuyên là biện pháp giúp giảm tình trạng mỡ máu cao, ngăn chặn biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Những bài tập đơn giản người bệnh có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội…, nên tập với cường độ từ trung bình đến cao, mỗi buổi từ 30-45 phút và kiên trì ít nhất 5 buổi/ tuần.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Có đến gần 90% chất béo trung tính triglyceride và khoảng 25% cholesterol trong cơ thể đến từ các loại đồ ăn, thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Vì thế thay đổi và áp dụng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các chỉ số mỡ máu. Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau lá màu xanh sẫm, cà rốt, các loại hạt đậu, quả bơ, táo, các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi...). Chất xơ sẽ giúp làm giảm hấp thu chất béo tại đường ruột của bạn.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo tự nhiên omega-3 giúp tăng HDL-C như các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt mắc-ca, đậu nành...), sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
Ăn ít nhất 2 bữa cá/ tuần thay thế cho các loại thịt đỏ.
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán…
Hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.
Sử dụng thảo dược giúp giảm mỡ máu
Dùng thảo dược để kiểm soát chỉ số mỡ máu có ưu điểm là an toàn lành tính, không tác dụng phụ, dễ dùng mà vẫn đảm bảo hiệu quả tốt. Cao lá sen, tỏi, hoàng bá là bộ 3 thảo dược hàng đầu giúp giảm mỡ máu cao mà người bệnh nên sử dụng.
Đặc biệt, cao lá sen đã được nghiên cứu và chứng minh công dụng giúp giảm toàn diện các chỉ số mỡ máu xấu như cholesterol, triglycerid, LDL-C nhờ ức chế tổng hợp lipid tại gan. Lá sen cũng được ghi nhận là có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL-C) giúp phòng chống xơ vữa động mạch hiệu quả. Lá sen kết hợp với tỏi và hoàng bá còn giúp tăng cường vận chuyển, đào thải chất béo, tăng đốt cháy mỡ thừa sinh năng lượng cho cơ thể.
Người bệnh có thể hãm trà lá sen uống thay nước lọc hằng ngày hoặc ăn tỏi sống, làm dầu tỏi pha nước uống. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có chứa bộ 3 thảo dược này và sử dụng hằng ngày.
Bộ 3 thảo dược giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả
Nắm bắt xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay là kết hợp đông - tây y, các nhà khoa học đã ứng dụng bộ 3 thảo dược lá sen, hoàng bá, tỏi và bào chế nên viên uống TPBVSK Lipidcleanz giúp hỗ trợ kiểm soát chỉ số mỡ máu.
Bên cạnh bộ 3 thảo dược, TPBVSK Lipidcleanz còn được bổ sung thêm các thành phần cải tiến như curcuma phospholipid, acid alpha lipoic (ALA), vitamin B5. Sản phẩm giúp:
Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Lipidcleanz là giải pháp hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ máu cho người rối loạn lipid máu, người tăng cholesterol, triglycerid toàn phần, người có nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Hiện nay, trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát các chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu cẩn thận, được cấp phép bởi bộ Y tế, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia. Lipidcleanz là sản phẩm đủ những tiêu chí này vì thế người bệnh có thể an tâm sử dụng và cải thiện các chỉ số mỡ máu.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho người bệnh những thông tin hữu ích giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh mỡ máu tốt nhất, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ mỡ máu mỗi ngày bạn nhé!
Mai Hồng
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.