Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát về giá như thế nào khi ngày 1/7 thực hiện tăng lương

Đề xuất của Chính phủ về việc tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7 và cho rằng, việc này đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri. Thế nhưng, nhiều đại biểu băn khoăn, việc kiểm soát về giá như thế nào khi ngày 1/7 thực hiện tăng lương?

Thảo luận ở hội trường chiều 26/6 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn TP.Hà Nội) bày tỏ đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7 và cho rằng, việc này đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Kiểm soát về giá như thế nào khi ngày 1/7 thực hiện tăng lương. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Mặc dù vậy đại biểu Ánh cũng bày tỏ, do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên tiền lương tiếp tục được tính theo thang, bảng lương, chế độ phụ cấp hiện hành, nên một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công trong đó có ngành giáo dục còn nhiều tâm tư, băn khoăn.

Nhận thấy trong 20 năm qua chúng ta đã có 14 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. HCM) chỉ ra hai lần tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát, đó là năm 2008 khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3% lên 23%; năm 2011 tăng lương cơ sở 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2% lên 16,8%.

Tuy nhiên đại biểu phân tích thực tế lạm phát tăng không chỉ do lương cơ sở mà còn do lạm phát thế giới, giá dầu thế giới tăng, tỉ giá tăng… Do đó trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến 4 vấn đề.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ cần linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỉ giá.

Thứ hai là phải điều chỉnh giá các hàng hóa dịch vụ nhà nước quản lý như học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh… phải giãn ra, không cùng lúc và phải cách xa ngày 1/7.

Thứ ba là phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng và thúc đẩy sản xuất.

Đại biểu
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. HCM). Ảnh quochoi.vn

Thứ tư và quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, “té nước theo mưa” và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đồng tình việc thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan cần theo lộ trình phù hợp, từng bước thận trọng chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí cho điều chỉnh mức lương cơ sở lần này giai đoạn 2024-2026 là 913,3 nghìn tỷ, bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Phân tích những bất cập nếu bỏ mức lương cơ sở, phụ cấp cũng như đề án vị trí việc làm còn chưa đảm bảo, ông cho rằng trước mắt Chính phủ trình tiếp tục thực hiện theo lộ trình tăng mức lương cở sở, lương hưu và một số trợ cấp là rất cần thiết.

Ông cũng nhấn mạnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, ngoài việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và hưởng trợ cấp, còn đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người hưởng lương từ ngân sách.

Bên cạnh đó, việc bổ sung quỹ tiền thưởng 10% là chính sách nhân văn trong việc khen thưởng, động viên, khích lệ đội ngủ cán bộ, công chức, người lao động có nhiều đóng góp trong thực thi chức trách nhiệm vụ, lao động sản xuất.

Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng đề nghị Chính phủ có chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng, không thể để “té nước theo mưa" khi mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân lao động có thu nhập thấp.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương
Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương

Đại sứ Mai Phan Dũng đề nghị Báo cáo viên đặc biệt làm rõ hơn hiệu quả lồng ghép sự liên kết giữa các lĩnh vực hoạt động vào những chính sách về biến đổi khí hậu và biện pháp nhân rộng các bài học tốt nhằm đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của nhóm dễ bị tổn thương trong các hoạt động về biến đổi khí hậu.

Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc
Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc

Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà vừa chủ trì, phối hợp với Công an huyện Diên Khánh khám phương tiện vận tải biển kiểm soát 43C-104.54, tạm giữ 117 thùng rượu các loại do nước ngoài sản xuất.

Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài
Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024
EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng cao, trong đó phụ tải hệ thống điện tháng 6 tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2023. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện Quốc gia.

Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?
Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?

Năm 2017, bà Nguyễn Thị Huỳnh Như (Kiên Giang) có bằng dược sĩ trung cấp hệ vừa làm vừa học và chứng chỉ hành nghề y sĩ trung cấp. Năm 2022, bà tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Bà Như hỏi, giờ bà muốn làm giấy phép hành nghề dược và bác sĩ thì có được không?