Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính phủ chỉ đạo triệt để tiết kiệm, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, đầu tư phát triển

Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội. Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm,...

Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội. Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm,...
Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội. Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm,...

Phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 7/5/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024.

Trong nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành đã được xác định từ đầu năm và tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh" đã đề ra tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2024.

Phát huy những kết quả đạt được; chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, kịp thời hơn nữa trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành; kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; giữ vững bản lĩnh, kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.

Dành nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; làm tốt công tác phân tích, dự báo; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả đối với các vấn đề mới phát sinh. 

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân. 

Có giải pháp khơi thông gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng; xử lý hiệu quả nợ xấu, các tổ chức tín dụng yếu kém, các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để góp phần bảo đảm sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, khai thác các nguồn thu còn dư địa; tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về hóa đơn điện tử.

Phấn đấu tăng thu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đánh giá kỹ lưỡng tác động, xác định thời điểm, mức độ, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp 

Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. 

Rà soát, phân tích kỹ các mặt hàng tăng giá để có giải pháp điều hành phù hợp; đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục và các mặt hàng do Nhà nước định giá lên lạm phát, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân để xác định đối tượng, thời điểm, mức độ và lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới, nhất là từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, liên kết vùng, đô thị hóa, các ngành, lĩnh vực mới nổi.

Kiên quyết không để thiếu điện; bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. 

Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; sẵn sàng phương án cung ứng, huy động tất cả các nguồn điện có thể, chủ động trong trường hợp cần thiết để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, nhất là thời gian cao điểm nắng nóng.

Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành, khai thác. 

Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khuyến mại, kết nối, kích cầu tiêu dùng trong nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.

Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, khai thác tối đa hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; thúc đẩy ký kết FTA với các thị trường mới (Halal, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh, Trung Đông…).

Tạo thuận lợi tối đa, hỗ trợ doanh nghiệp trong thông quan hàng hóa, đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa xuất khẩu.

Tích cực, chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tích cực, chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Hydrogen... 

Tập trung xử lý, giải quyết vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, mặt bằng... để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. 

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân được mua nhà ở xã hội.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội, tăng cường thu hút đầu tư tư nhân.

Tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, dự án liên vùng, liên tỉnh. 

Tập trung hoàn thành các quy hoạch còn lại trong quý II năm 2024; khẩn trương ban hành và triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.

Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Tiếp tục phát huy hiệu quả cơ chế Ban Chỉ đạo, Tổ công tác, Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương; các Hội đồng điều phối vùng, thúc đẩy liên kết vùng gắn với tăng cường xúc tiến đầu tư.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xử lý từng bước chắc chắn, tháo gỡ triệt để những tồn tại, hạn chế, vướng mắc kéo dài, nhất là trong phân cấp, phân quyền; quyết liệt sửa đổi, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập đã được Tổ công tác của Quốc hội, Chính phủ chỉ ra.

Khẩn trương thống kê, rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, gửi kết quả rà soát, phương án về Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong tháng 5 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Đẩy nhanh tiến độ thực thi các phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông

Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật căn cước 2023 và rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung dữ liệu của hệ thống thông tin do bộ, ngành quản lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6 năm 2024.

Tập trung triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông, rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2024 theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; tiếp tục rà soát, đánh giá, cấu trúc lại quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến đang được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm.

Ưu tiên nguồn lực, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, an ninh mạng được Thủ tướng Chính phủ giao tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2024, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024, Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2024, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. 

Tổ chức các hội nghị chuyên đề về phát triển kinh tế số theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Khẩn trương hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm

Tiếp tục thực hiện sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các bộ, cơ quan, địa phương chưa hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm cần khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm đối với các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; định kỳ rà soát, cập nhật, điều chỉnh vị trí việc làm, bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giao trong từng giai đoạn. 

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động tích cực nắm bắt khó khăn vướng mắc của các bộ, cơ quan, địa phương trong quá trình thực hiện vị trí việc làm để hướng dẫn và kịp thời có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phù hợp.

Trước 20/5 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc Thành lập Quỹ xóa nhà tạm, dột nát

Thực hiện hiệu quả các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội. 

Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 20 tháng 5 năm 2024 theo chỉ đạo tại văn bản số 2899/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 5 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức công bố thành lập và kêu gọi đóng góp Quỹ, công bố trước ngày 25 tháng 5 năm 2024.

Tiếp tục khẩn trương đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. 

Tập trung triển khai công tác phòng, chống, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, nhất là dông lốc, nắng nóng, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn... 

Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án điều tiết, bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt, cân đối nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế. 

Tiếp tục chủ động triển khai có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tích cực đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mới trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng, chuyển đổi số, môi trường, tăng trưởng xanh phù hợp với chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản bảo đảm chất lượng và tiến độ

Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội khóa XV thông qua, chỉ đạo quyết liệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và yêu cầu thực tiễn để khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Trong đó quán triệt nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, tăng cường giám sát, kiểm tra, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. 

Tập trung mọi nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các tài liệu, tờ trình, báo cáo để bảo đảm chất lượng tốt nhất trình Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII và Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương, Nghị quyết yêu cầu từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

C.P

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng

Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4, giai đoạn 2019 - 2024 là sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu sắc; là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, thêm vinh dự, tự hào và quyết tâm phấn đấu vươn lên, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì

Chiều ngày 20/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và cá nhân đồng chí Đại tá Trần Văn Lượng - Tư lệnh Vùng đã vinh dự đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng.

Tỷ lệ 'chọi' thi lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cao nhất lên đến 1/10,7
Tỷ lệ 'chọi' thi lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cao nhất lên đến 1/10,7

Theo Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội), lớp tiếng Pháp năm 2024 có tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/10,7.

Phụ Lạc Cao EX - Bí quyết cho người rong kinh do lạc nội mạc tử cung
Phụ Lạc Cao EX - Bí quyết cho người rong kinh do lạc nội mạc tử cung

Rong kinh do lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật của phái nữ, gây cảm giác khó chịu, đau đớn và mệt mỏi trong suốt kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em đã hết rong kinh do lạc nội mạc tử cung nhờ viên uống thảo dược Phụ Lạc Cao EX.

Quá trình công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quá trình công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ngày 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Khen thưởng đoàn viên có hành động dũng cảm cứu người đuối nước
Khen thưởng đoàn viên có hành động dũng cảm cứu người đuối nước

Chiều 20/5, Huyện Đoàn Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trao tặng Giấy khen đột xuất của Ban Chấp hành Huyện Đoàn cho Trung sĩ Lê Anh Biên là đoàn viên Chi đoàn Quản lý hành chính, giao thông, thi hành án hình sự thuộc Đoàn Công an huyện Thọ Xuân vì đã có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.