Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển

Sáng nay, ngày 16/2/2019 tại khách sạn Vinpearl, thành phố Huế, Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” đã chính thức khai mạc với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tham gia hội nghị có đại diện nhiều bộ, ngành trung ương; các ủy ban của Quốc hội; đại sứ các nước Nhật bản, Hàn quốc; các Hiệp hội, tổ chức quốc tế; đại diện lãnh đạo 19 tỉnh thành khu vực miền Trung- Tây nguyên và gần 500 đại biểu là các chuyên gia kinh tế, các tập đoàn quốc tế, trong nước, các doanh nghiệp lớn…

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 1

                                          Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị

Phát biểu khai mạc và báo cáo tình hình phát triển du lịch Miền Trung và Tây Nguyên, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho biết: Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên gồm có 19 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên khoảng gần 152 nghìn km2, dân số hơn 24 triệu người. Với 1.870 km đường bờ biển, hơn 1.500 km biên giới đường bộ tiếp giáp với Lào và Campuchia; Là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, Miền Trung và Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang hoạt động với 05 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Ngoài ra, toàn khu vực còn có 09 vườn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn, là nơi tập trung 14 di sản thế giới và 40 di tích quốc gia đặc biệt; là địa bàn sinh sống của 47 dân tộc anh em. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổ chức lãnh thổ du lịch của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên được chia thành 03 vùng: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hiện ở đây đã xuất hiện những điểm đến có thương hiệu và đẳng cấp quốc tế, thu hút ngày một nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt… Trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đạt 58 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế 9,5 triệu lượt); tổng doanh thu từ du lịch là 120 nghìn tỷ đồng.,...

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 2

               Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát biểu

Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trên, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Du lịch Miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua chủ yếu khai thác thô tài nguyên du lịch. Trong đó nổi lên những tồn tại như: lượt khách du lịch tương đối lớn nhưng phân bổ không đều; tổng doanh thu từ du lịch còn thấp (chỉ đạt 18,75% cả nước) chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp; hệ thống hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn thiếu (khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng 17% cả nước); tính liên kết trong phát triển du lịch còn hạn chế, nhất là liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và trong hoạt động xúc tiến, quảng bá…

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 3

                                                                     Quang cản hội nghị

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên phải nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh, đồng thời cam kết đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững… , tạo bước đột phá, chuyển từ du lịch Điểm (từng địa phương) sang Vùng. Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch, từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp. Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Miền Trung và Tây Nguyên hiện đại, đẳng cấp, chất lượng, thân thiện và an toàn.

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 4

                                        Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình tham gia hội nghị

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển du lịch khu vực Miền Trung và Tây Nguyên 19 tỉnh khu vực miền Trung- Tây nguyên đã kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành 6 nội dung lớn như:

1. Xem xét thí điểm cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch Miền Trung và Tây Nguyên. Như đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp các dự án cảng hàng không quốc tế: Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Liên Khương, Plei Ku - Cho phép thu hút đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế để xây dựng cảng biển du lịch Vùng, trước hết ưu tiên đầu tư 03 cảng du lịch biển Chân Mây, Nha Trang và Tiên Sa; xây dựng tuyến đường ven biển Miền Trung (trong đó ưu tiên tuyến từ Nghệ An - Thừa Thiên Huế - Bình Định để nối tuyến ven biển 7 tỉnh từ Quảng Ninh - Nghệ An) - Tiếp tục hoàn thiện tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Lai - Đà Nẵng- Ưu tiên hỗ trợ bố trí vốn Trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu du lịch quốc gia- Có cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp để có những sản phẩm du lịch mới, đặc sắc Việt Nam- Có cơ chế hỗ trợ đặc thù vốn trùng tu, giải phóng mặt bằng phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới (di sản vật thể).

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 5

                                     Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm du lịch tại hội nghị

2. Về phát triển sản phẩm du lịch: Cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút đầu tư phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn chỉnh ít nhất 03 khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh quốc tế: tại Chân Mây - Lăng Cô (kết nối vùng du lịch Nam Miền Trung với vùng du lịch Bắc Miền Trung), Cù Lào Chàm (gắn với Di sản VHTG Phố cổ Hội An) và Bắc Cam Ranh (gắn với tam giác động lực phát triển du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt); xây dựng 2-3 Tổ hợp mua sắm - vui chơi giải trí dành cho khách du lịch.

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 6

   Sản phẩm Trà Cung đình Đức Phượng (Huế) và dầu tràm Kim Vui được khách tham dự hội nghị quan tâm

3. Cho phép thí điểm thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. Dự kiến thu (thí điểm) 01 USD/khách du lịch quốc tế lưu trú tại các thành phố: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang và Phan Thiết - Mũi Né/Đà Lạt - Lâm Đồng. Mục đích duy nhất của quỹ là sử dụng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

4.  Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch: Khuyến khích các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở đường bay trực tiếp đi/đến Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh với các thị trường du lịch trọng điểm, đặc biệt là Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc.- Cho phép lấy visa tại các cửa khẩu hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài; và cửa khẩu đường bộ Lao Bảo,…- Gia hạn thời gian đối với thị thực rời cho khách du lịch quốc tế đến vùng Duyên hải Miền Trung bằng đường biển và duy trì mức thu phí thị thực nhập cảnh là 5 USD/người, như mức cấp giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam được quy định tại Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính.

5. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Ưu tiên đầu tư từ ngân sách và hợp tác quốc tế để xây dựng 03 trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tại Huế, Đà Nẵng và Nha Trang trên cơ sở nâng cấp các cơ sở đào tạo du lịch hiện có

6. Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Cho phép thực hiện cơ chế sử dụng ít nhất 10% nguồn thu ngân sách để lại từ du lịch để xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại các địa bàn trọng điểm du lịch; phát triển hệ thống Nhãn sinh thái cho các sản phẩm du lịch.- Cho phép sử dụng tối đa 50% lệ phí tham quan di tích lịch sử văn hóa cho mục đích bảo tồn các giá trị văn hoá và tự nhiên, đa dạng sinh học đang được khai thác cho phát triển du lịch.

Ngoài ra về công tác quy hoạch, 19 tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây nguyên đã đề nghị chính phủ và các bộ ngành rà soát điều chỉnh quy hoạch vùng phù hợp Luật quy hoạch năm 2017, nhằm xác định lại không gian của vùng, nhất là khu du lịch, hệ thống hạ tầng của Vùng, tránh chồng chéo, khắc phục dàn trải đầu tư kém hiệu quả, phân tán nguồn lực. Đồng thời cho phép ban hành Quy chế điều phối, liên kết Vùng duyên hải miền Trung, trong đó xác định rõ nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng điều phối liên kết vùng duyên hải Miền Trung trên cơ sở (thí điểm) điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn, thành phần và chế độ làm việc của Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung theo Quyết định 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Nói về những kiến nghị của các tỉnh miền Trung- Tây nguyên, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ ngành lưu ý, đề xuất giải quyết đúng qui định pháp luật. Thủ tướng đánh giá đây là Hội nghị mang tầm quốc gia, có yếu tố quốc tế với sự có mặt nhiều cơ quan, bộ ngành, đại biểu, doanh nghiệp lớn… điều này nói lên quy mô, tầm quan trọng và vị thế của du lịch Miền Trung và Tây Nguyên....Tuy nhiên Thủ tướng cũng nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế trong phát triển du lịch của Miền Trung và Tây Nguyên (các dịch vui chơi giải trí còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đầu tư các dịch vụ hỗ trợ, tầm nhìn ngắn hạn dẫn đến tài nguyên du lịch bị tàn phá…).

Kiến nghị gởi đến Chính phủ để du lịch miền Trung- Tây nguyên phát triển - Hình 7

Thủ tướng chỉ đạo: Phải thay đổi tư duy lấy cụm, ngành làm trung tâm chứ không phải tài nguyên du lịch làm trung tâm; sắp đến visa điện tử sẽ mở rộng ra từ 24 nước lên hơn 100 nước; cấp thẻ xanh cho công dân ưu tú nước ngoài; các địa phương phải rà soát lại các nhà đầu tư chiến lược có đúng là người có tâm đầu tư hay chỉ là nhà mua bán dự án không thực tâm cương quyết thu hồi. Đồng thời Thủ tướng cũng cho biết để thu hút các nhà đầu tư, phát triển du lịch, Chính phủ cam kết: Giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định quốc gia, dân tộc – Giữ gìn an ninh, trật tư- xã hội tuyệt đối cho du khách- Chính phủ đảm bảo giữ vững nền kinh tế vĩ mô- Thu hút nhiều Hội nghị quốc tế đến Việt Nam

                                                                                                Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản số 920/UBND-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu ô tô điện cuối tháng 3
Cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu ô tô điện cuối tháng 3

Không chỉ được hưởng chính sách mua trả góp “3 nhất”, khách mua xe điện VinFast còn có cơ hội nhận 5 chỉ vàng, với chương trình quay số trúng thưởng được áp dụng từ nay tới hết tháng 3/2024. Đây là cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu xe điện với chi phí tối thiểu.

Bắc Ninh tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn
Bắc Ninh tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng hệ thống y tế tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững. Trong đó, gắn y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh với khám chữa bệnh - phục hồi chức năng. Phát triển y tế gắn với sản xuất dược phẩm, thiết bị y khoa và du lịch y tế. Tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tiếp cận dịch vụ y tế giữa khu vực thành thị và nông thôn

Bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng 28/3, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Bá Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thanh Hóa bắt giữ 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Thanh Hóa bắt giữ 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

Cơ quan công an TP, Thanh Hóa vừa điều tra, bắt giữ 3 đối tượng về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” dung dịch vệ sinh phụ nữ.

The Beverly thăng hạng giá trị khi Vincom Mega Mall và VinWonders sắp ra mắt
The Beverly thăng hạng giá trị khi Vincom Mega Mall và VinWonders sắp ra mắt

Bên cạnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được triển khai tại khu vực TP.Thủ Đức, đại đô thị Vinhomes Grand Park càng thêm tăng nhiệt khi sắp khai trương “vũ trụ giải trí” VinWonders và Vincom Mega Mall mô hình Life-Design Mall lớn nhất miền Nam.