Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam 2019: Vận hội mới, yêu cầu mới

Tại Tọa đàm Kinh tế Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 – 2020 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 17/1/2019 tại Hà Nội, các chuyên gia đánh giá, triển vọng kinh tế 2019 sẽ tiềm ẩn tương đối nhiều yếu tố bất định, khó lường, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2019.

Cách mạng 4.0 sẽ quyết định tốc độ cơ cấu lại kinh tế

Nhìn lại 2018 với nhiều biến động kinh tế trong và ngoài nước, CIEM nhận định, triển vọng kinh tế 2019 sẽ tiềm ẩn tương đối nhiều yếu tố bất định, khó lường, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2019, khi mà căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi Hiệp định đối tác thương mại toàn diện châu Á – Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực và đi vào thực hiện; kinh tế số, an ninh mạng và chủ quyền số cũng như xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư nước ngoài đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết.

 Kinh tế Việt Nam 2019: Vận hội mới, yêu cầu mới - Hình 1

Toàn cảnh Toạ đàm

Theo đánh giá chung, mặc dù tái cơ cấu kinh tế và cải cách môi trường kinh doanh vẫn đang trên đà được thúc đẩy song không còn nổi bật mà thay vào đó, đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động và tiếp cận CMCN 4.0 đang là những hướng đi mới trong năm 2019. Do đó, CIEM khuyến nghị, trong năm 2019, cần tiếp tục cải cách thể chế, cả về môi trường kinh doanh, tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là giảm sức ép cho khu vực DN tư nhân, nhất là về tín dụng ngoại tệ. Đồng thời, cần quản lý dòng vốn đầu tư, xem xét vấn đề đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc cũng như đánh giá lại khả năng thẩm thấu của nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.

Theo CIEM, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là một ưu tiên rất quan trọng, nhưng trong năm 2019, với những khả năng rủi ro suy giảm kinh tế toàn cầu, đòi hỏi sự linh hoạt trong điều hành, nhất là hài hòa kiểm soát lạm phát với lộ chỉnh điều chỉnh giá, tránh ép về hành chính. Cùng với đó, chính sách tiền tệ cần giữ vai trò chính và tiếp tục chủ động, có sự phối hợp từ các chính sách khác; chính sách tài khóa cần hướng tới nhiều hơn việc giảm chi phí cho DN, chứ không chỉ là kết hợp việc tăng thu và hỗ trợ cho DN.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp trình bày báo cáo phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và mức độ sẵn sàng tham gia của Việt Nam. Qua đó, kết luận rằng Việt Nam có điều kiện và có lợi ích to lớn trong việc tham gia CMCN 4.0. Việc tham gia nhanh hay chậm sẽ quyết định tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để đạt được năng suất cao hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn và mức độ thịnh vượng lớn hơn.

"Việt Nam bước vào năm 2019 với kỳ vọng về không ít cơ hội và thách thức đan xen. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục gia tăng sau những cam kết cải cách của Chính phủ cũng như khả năng ứng phó hiệu quả của Chính phủ trước cú sốc từ bên ngoài. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP) và CMCN 4.0 có thể tạo thêm xung lực cho cải cách và tiếp cận nguồn lực từ bên ngoài" - ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Kinh tế chính sách vĩ mô của CIEM, nhận định.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của CIEM cũng đánh giá những nhiệm vụ chưa hoàn thành sau 5 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ và những yêu cầu mới trong bối cảnh thế giới chuyển đổi mạnh mẽ nhằm thích nghi với nền sản xuất mới của cuộc CMCN 4.0. Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục duy trì mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế, phát triển các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh, cần chú trọng nâng cao các yếu tố của công nghệ, đổi mới sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ công.

Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục xử lý thách thức mang tính căn bản về chất lượng thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc còn tiếp diễn, buộc Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo hơn trong tham gia các sáng kiến do hai nước này dẫn dắt. Bản thân hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư có thể gặp khá nhiều bất định, đặc biệt trong nửa đầu năm 2019, do rủi ro suy giảm kinh tế ở không ít nền kinh tế chủ chốt.  

Khu vực kinh tế tư nhân là điểm sáng của năm 2018

Trong phần thảo luận, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, một điểm sáng của năm 2018 là phong trào khởi nghiệp đã phát triển mạnh. Để tiếp tục phát huy điểm sáng này, những nỗ lực cải cách thể chế cần được đẩy mạnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất hơn.  

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nội lực của Việt Nam đã tăng lên, thấy rõ nhất ở khu vực kinh tế tư nhân. Trước đây, khu vực này chỉ được nhắc đến với thực trạng tăng mạnh cả về số lượng đăng ký thành lập và số lượng ngừng hoạt động, không hề có sự nổi trội.  

Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan cũng lưu ý vấn đề ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài dường như cao hơn nhà đầu tư trong nước. Nếu như các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do luôn đặt ra yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài được đối xử như doanh nghiệp trong nước thì Việt Nam đang đi ngược lại nguyên tắc này. 

"Nên rà soát, cái gì quá ưu đãi thì nhất thiết phải giảm xuống, không ưu đãi thừa. Cần phải tăng cường nội lực cho doanh nghiệp trong nước. Tôi tin khi nội lực của chúng ta vững chắc thì sẽ có đủ sức mạnh chống chịu với những biến động bên ngoài" - bà Lan nói.

Cùng quan điểm lạc quan hơn về khu vực tư nhân, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM nhận xét có những tập đoàn kinh tế tư nhân nổi lên, không chỉ trong bất động sản mà còn trong sản xuất, các ngành công nghệ, kinh tế tư nhân cũng tham gia phát triển hạ tầng, tham gia công trình lớn... Thực tế, về mặt chính sách đã có sự thay đổi tích cực về quan điểm và tư duy với kinh tế tư nhân

"Nếu như trước đây, đi đâu cũng thấy tập đoàn nhà nước thì giờ thấy nhiều doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài. Nếu khai thác được những dự án của tư nhân thì vừa huy động được vốn phát triển kinh tế, vừa phát triển được kinh tế tư nhân. Một mũi tên trúng nhiều đích" - TS. Nguyễn Đình Cung nói

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 5/9/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn lên tới 3 triệu đồng cho các hoạt động chi tiêu mua sắm, ẩm thực...

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo báo Resumen Latinoamericano, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.

Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam
Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cũng như Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

Bắc Ninh nỗ lực triển khai chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
Bắc Ninh nỗ lực triển khai chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng

Cùng với việc triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, BHXH tỉnh Bắc Ninh tích cực chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngành BHXH và người thụ hưởng chính sách.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 16/4: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 16/4: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh

Tâm lý thận trọng và sẵn sàng đặt lệnh giá thấp vẫn đang bao trùm thị trường sau phiên lao dốc hôm qua. Đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Tuyến buýt nhanh BRT ở Hà Nội liệu có “khai tử”?
Tuyến buýt nhanh BRT ở Hà Nội liệu có “khai tử”?

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng đường sắt đô thị.