Chợ đồ cũ Hà Đông không chỉ là “thiên đường” của những đồ cũ giá rẻ và vẫn có giá trị tiếp tục sử dụng, mà nơi đây còn bày bán nhiều đồ cổ có giá trị cao, gắn liền với một thời kỳ lịch sử. Đó là những đồng xu cổ, tiền cổ; lật đật, búp bê Nga, bi đông đựng nước của bộ đội thời chiến. Hay còn cả những món đồ cổ có giá trị kinh tế cao như những bình gốm, chậu đồng, những bức tranh, các sản phẩm tiểu thủ công tinh xảo.
Trước đây, chợ đồ cũ Hà Đông thường họp theo phiên vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng. Thế nhưng, hiện tại hầu như ngày nào các cửa hàng trong chợ cũng mở cửa đón khách. Khu chợ này nằm rải rác trong 3 đến 4 dãy phố, xen kẽ giữa những quán ăn và nhiều ngôi nhà mới xây.
Vì là chợ đồ cũ, những sản phẩm đều đã qua tay nên chất lượng thường "hên xui". Có những cửa hàng xịn, họp trong nhà thì người mua có thể tìm được những sản phẩm gia dụng như điều hòa, lọc không khí của Nhật bãi vẫn còn mới đến 80%. Nhưng giá thành của những sản phẩm này thường sẽ đắt hơn nhiều so với mặt bằng chung các sản phẩm ở chợ.
Theo khảo sát một vòng quanh chợ, phóng viên nhận thấy rằng giá bán các món đồ cũ ở đây khá linh động, chủ yếu là thuận mua vừa bán. Người mua và người bán cứ thoải mái trò chuyện rồi định giá món hàng nhẹ nhàng như bông. Chị Hà mua chiếc đĩa nhỏ bằng bạc với giá 20.000 đồng, trả tiền xong lại nài nỉ chị bán hàng cho xin thêm chiếc thìa bạc, vậy là được miễn phí.
Việc duy trì chợ đồ xưa Vạn Phúc giống như một gạch nối liên kết giữa quá khứ và hiện tại để người đương thời biết trân trọng những gì đang có và biết nâng niu những gì đã thuộc về quá khứ xa xôi.
Sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và những sáng tạo trong thiết kế từ những mảnh vụn không sử dụng - đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Ít ai biết rằng, những sản phẩm này được tạo nên bởi đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của những người khuyết tật. Đối với họ, hành trình đi từ những sản phẩm thủ công đơn giản đến những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, từng bước mang văn hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế...
Cuộc thi video clip "Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" năm 2024, đón nhận gần 100 tác phẩm của các tác giả trên mọi miền tổ quốc, tăng cả về số lượng và chất lượng so với mùa đầu tiên tổ chức năm 2023.
Chiều ngày 22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832 -22/11/2024). Trước đó, các Đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động đã tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng chí Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất của ông (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024), Ban Tổ chức lễ hội phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Hóa và tác giả cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572-1634)” tổ chức trưng bày và giới thiệu cuốn sách đến đông đảo độc giả và Nhân dân.
Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Làng Tuống, xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”.
Sáng 15/11, tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ra quân truyền thông với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.