Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạm phát đã được kiểm soát hiệu quả trong 8 tháng đầu năm 2022

Dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 08 tháng đầu năm được ghi nhận ở mức 2,58% song với nhiều giải pháp đồng bộ, Việt Nam đã kiểm soát tốt, từ đó có dư địa để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trong 08 tháng đầu năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị. Giá năng lượng tăng cao gây lạm phát trên toàn thế giới, các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong nước, mặc dù chịu nhiều sức ép lớn và khó khăn của bối cảnh thế giới, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt. Nhiều giải pháp đồng bộ được Chính phủ triển khai quyết liệt để giảm giá xăng dầu, ổn định giá điện, nước sinh hoạt, học phí, duy trì mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý... Nhờ đó mà lạm phát 08 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%, áp lực các chi phí đầu vào giảm đáng kể.

Cụ thể, trong 08 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt (trong đó có 8 đợt giảm giá) làm cho giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diesel tăng 6.180 đồng/lít. Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 07/2022 theo biến động giá nhiên liệu thế giới và do tác động của việc Nhà nước giảm thuế đối với xăng dầu. Giá xăng dầu giảm là yếu tố chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng của CPI tháng Bảy và tháng 08/2022.

Bên cạnh đó, đối với những hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, giá điện sinh hoạt chiếm tỷ trọng 12,87% trong tổng chi tiêu dùng của dân cư được Chính phủ điều hành giữ ổn định trong năm 2022. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất chưa tăng học phí năm học 2022 - 2023 như lộ trình trước đó, thậm chí các địa phương còn miễn, giảm học phí trong thời gian vừa qua để chia sẻ khó khăn cho người dân đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục bình quân 08 tháng đầu năm giảm 3,14% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,17 điểm phần trăm.

Với giá dịch vụ y tế, năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác theo pháp luật về giá, tuy nhiên việc này đã được hoãn lại trong đại dịch.

Thêm vào đó, giá điện của EVN cũng chưa tăng giá và EVN đã chủ động đề xuất không tăng giá điện trong năm nay, mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng rất cao.

Việc kiểm soát tốt lạm phát trong 8 tháng đầu năm giúp Việt Nam có dư địa để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, hiện vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Đó là, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao, trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế.

Giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn, nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt. Kinh tế Trung Quốc phục hồi cũng có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

Giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra.

Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Minh An (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024
Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024

Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, lễ hội nhằm tôn vinh đặc sản trái cây của tỉnh Tiền Giang, khu vực ĐBSCL và cả nước. Qua đó, đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các đặc sản này đến thị trường trong nước nói chung và quốc tế nói riên, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. .

Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.

Phát hiện cơ sở thẩm mỹ đào tạo học viên trái phép tại TP. Hồ Chí Minh
Phát hiện cơ sở thẩm mỹ đào tạo học viên trái phép tại TP. Hồ Chí Minh

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã phối hợp cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát hiện một cơ sở đào tạo trái phép học viên thẩm mỹ tiêm filler và botox (các phương pháp làm đẹp nội khoa trong thẩm mỹ).

Mở rộng hàng loạt tuyến đường tại TP.Thủ Đức
Mở rộng hàng loạt tuyến đường tại TP.Thủ Đức

Một loạt các tuyến đường quan trọng nối với các tuyến quốc lộ, đường cao tốc tại TP.Thủ Đức sẽ được đầu tư mở rộng trong năm nay và năm sau.

Tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Trở về từ chiến trường, Cựu chiến binh Vũ Mạnh Hùng, xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc và tích cực phát triển quê hương.

Giao dịch chứng khoán sáng 15/5: Cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động
Giao dịch chứng khoán sáng 15/5: Cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động

Thị trường giao dịch khởi sắc và chỉ số VN-Index tiếp tục thử thách vùng giá 1.250 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động.