Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: Chủ động, sẵn sàng triển khai ứng phó bão số 1 và mưa lũ sau bão

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổ chức họp ứng phó với bão số 1 và mưa lũ sau bão. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên tham dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên tham dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn

Cuộc họp được triển khai theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các tỉnh, thành phố Bắc Bộ đến Nghệ An. Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên tham dự tại điểm cầu Lạng Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành, UBND huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 15/7/2023, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2023 có tên quốc tế là TALIM…

Hồi 7 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ Bắc; 113,1 độ kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 24-72 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km.

Do tác động của bão, từ khoảng chiều ngày 17/7, Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Biển động dữ dội. Dự báo từ đêm 17/7 đến ngày 19/7, ở khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350 mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Mưa lớn xảy ra sau nhiều ngày mưa giông và nắng nóng kéo dài 10 ngày qua kết hợp mưa trong những ngày tới khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng tăng cao từ ngày 18/7 ở khu vực Bắc Bộ, trong đó nguy cơ cao tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Tại cuộc họp, đại diện một số bộ, ngành, địa phương đã tập trung bàn các biện pháp để triển khai ứng phó với bão số 1 cũng như tình hình mưa lũ sau bão.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong công tác ứng phó bão số 1 cũng như mưa lũ sau bão.

Đồng chí yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Công điện 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 1. Đồng thời các bộ, ngành, địa phương cần chú ý thêm 4 điểm đó là: không được chủ quan lơ là; chủ động linh hoạt; phối hợp tốt trong cung cấp thông tin, xử lý tình huống cụ thể; chuẩn bị chu đáo nhất có thể.

Lạng Sơn chủ động ứng phó bão số 1

Để ứng phó với thiên tai, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất, các khu dân cư ven sông suối chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu… Lực lượng dự kiến huy động ứng phó với bão số 1 và mưa lũ sau bão là 38.141 người gồm quân đội, công an, biên phòng, lực lượng xung kích; dự kiến huy động 92 chiếc xuồng, thuyền máy các loại; 341 nhà bạt; 37 máy phát điện; gần 8.000 phao tròn…

Để chủ động ứng phó với bão số 1, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Công điện số 01/CĐ-UBND, ngày 16/7/2023 gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Lạng Sơn, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn. UBND, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố chỉ đạo chủ động ứng phó với cơn bão số 1 năm 2023 (bão TALIM)

Công điện nêu rõ:Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 15/7/2023, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là TALIM). Hồi 13h00 ngày 15/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 880km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, bão tiếp tục mạnh lên với cường độ mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15 (ngày 17/7) và đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 10-11, giật cấp 13 (ngày 18/7). Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023 có cường độ mạnh và dự kiến đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 01, triển khai thực hiện công điện số 05/CĐ-QG ngày 15/7/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức theo dõi diễn biến, chủ động triển khai các phương án ứng phó, trọng tâm một số nhiệm vụ sau:

1.Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố:

Chủ động kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, chủ động sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

 Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Đối với các công trình đang xây dựng dở dang, yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu đang thi công công trình nắm thông tin về cơn bão số 01 chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình, cần thiết cho dừng thi công.

2.Đài Khí tượng Thủy văn Lạng Sơn theo dõi diễn biến cơn bão số 01, kịp thời cảnh báo, dự báo thiên tai, nguy cơ xảy ra các loại hình thiên tai để cơ quan, chính quyền địa phương và Nhân dân chủ động phòng ngừa các biện pháp ứng phó.

3.Sở Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống điện, hoạt động khai thác khoáng sản, việc vận hành các hồ thủy điện nhỏ.

4.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các hồ, đập, nhất là các hồ xung yếu đang thi công. Chỉ đạo Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn chủ động vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình bảo đảm điều tiết lũ cho vùng hạ du.

5.Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn; các bến đò, đường dân sinh qua suối; chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các huyện, thành phố chuẩn bị bố trí máy móc, phương tiện, vật liệu theo phương châm “bốn tại chỗ” tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở, sẵn sàng khắc phục khi có sự cố.

6.Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động phương án huy động các lực lượng sẵn sàng, kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người,à tài sản và khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.

7.Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin, kịp thời đưa tin về tình hình diễn biến của cơn bão số 01 để người dân biết, chủ động phòng tránh.

8.Các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh nắm chắc tình hình, diễn biến mưa lũ; chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với cơn bão số 01 tại các huyện, thành phố được giao phụ trách.

9.Các sở, ban, ngành, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai ứng phó và sẵn sàng hỗ trợ địa phương xử lý, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

10.Các cơ quan, đơn vị theo quy chế, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 01, thường xuyên báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Triệu Thành

Bài liên quan

Tin mới

Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?
Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã, số cán bộ huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.