Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: Kinh tế - xã hội quý I/2023 đạt nhiều kết quả tích cực

Trong quý I/2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn có nhiều khởi sắc. Theo đó: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 640 triệu USD, tăng 31,96% so cùng kỳ 2022; hàng địa phương xuất khẩu ước đạt 30 triệu USD, tăng 20%;tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 1.689,3 tỷ đồng, đạt 20,6% dự toán...

2/ Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Hồ Tiến Thiệu đại diện nhận giải thưởng chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI)
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu thay mặt lãnh đạo tỉnh nhận giải thưởng chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI)

Xuất nhập khẩu đạt kết quả khả quan

Trong quý I, tình hình phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối thuận lợi, do từ ngày 8/1/2023, phía Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, cơ bản bình thường hoá các hoạt động xuất nhập khẩu tại 5 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 640 triệu USD (đạt 16,84% kế hoạch, tăng 31,96% so cùng kỳ 2022). Trong đó, xuất khẩu 300 triệu USD (đạt 23,08% kế hoạch, tăng 85,71%); nhập khẩu 340 triệu USD (đạt 13,6% kế hoạch); hàng địa phương xuất khẩu ước đạt 30 triệu USD (đạt 19,48% kế hoạch, tăng 20%).

Trong tháng 3, các hoạt động thông quan và lưu lượng phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tăng cao, do vào thời điểm thu hoạch hàng nông sản hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm gia tăng năng lực thông quan, hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ phương tiện vận tải hàng hóa tại các cửa khẩu.

Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được đẩy mạnh; các chương trình, hoạt động du lịch, lễ hội sau thời gian dài hạn chế, tạm hoãn để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Ccovid-19 đã được triển khai trở lại.

Tỉnh đã thu hút 1.350,053 nghìn lượt khách du lịch (đạt 35,9% kế hoạch, tăng 78,6% so cùng kỳ 2022); doanh thu từ du lịch 1.055 tỷ đồng (đạt 37% kế hoạch, tăng 281% so cùng kỳ); tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ, phát triển du lịch đã được ban hành; tập trung chuẩn bị các nội dung xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn.

Địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn “Trải nghiệm và cảm nhận” và ký kết đối tác với Công ty Vietravel năm 2023 nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, qua đó kêu gọi các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, từng bước xác định thị trường du lịch trọng điểm trong những năm tới.

Công tác kiểm tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tỉnh chú trọng. Trong quý I, các lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra, xử lý vi phạm 820 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, (tăng 41,6% so cùng kỳ 2022); xử phạt vi phạm hành chính 675 vụ (tăng 77,17%); số tiền xử lý vi phạm hành chính 6.698,21 triệu đồng (giảm 3,43%); khởi tố 91 vụ (tăng 40%).

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hầu như không diễn ra, do các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phòng chống dịch Covid-19.

Về gian lận thương mại, trên địa bàn tỉnh, vẫn tiềm ẩn hành vi vi phạm khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện. Trong khu vực nội địa, việc gian lận thương mại chủ yếu liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm, đo lường...

1/ Lạng Sơn có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch
Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế du lịch

Đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp phát triển

Đối với công tác phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2023 - 2025. Tính đến ngày 27/3, có 122 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (đạt 24,4% kế hoạch), với tổng số vốn đăng ký 522 tỷ đồng; có 82 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 11,5%).

Lũy kế toàn tỉnh hiện có 3.790 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 38.785 tỷ đồng, có 728 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động. Đăng ký thành lập mới 10 hợp tác xã, số vốn đăng ký 15,8 tỷ đồng. Lũy kế toàn tỉnh hiện có 470 hợp tác xã với số vốn đăng ký 1.045 tỷ đồng, 2 liên hiệp hợp tác xã.

Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị tăng cường các giải pháp tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt các hợp tác xã năm 2023; thành lập Tổ công tác hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; các tổ công tác hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các huyện, thành phố đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà đầu tư; ban hành Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tỉnh cũng triển khai rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Công tác hướng dẫn, thẩm định dự án đầu tư triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Trong quý I, Lạng Sơn cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư 3 dự án, với tổng vốn đầu tư 976,78 tỷ đồng, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư 5 dự án, số vốn tăng 53,46 tỷ đồng.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước được tập trung thực hiện đồng bộ. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước quý I trên địa bàn ước thực hiện 1.689,3 tỷ đồng (đạt 20,6% dự toán), trong đó, thu nội địa 638 tỷ đồng (đạt 29% dự toán, tăng 8,46%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.050 tỷ đồng (đạt 17,5% dự toán).

3/ Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính là một trong những giải pháp để Lạng Sơn cải thiện môi trường thu hút đầu tư
Công tác cải cách TTHC là một trong những giải pháp để Lạng Sơn cải thiện môi trường thu hút đầu tư

Chú trọng công tác chuyển đổi số

Lạng Sơn tiếp tục duy trì hiệu quả các hệ thống nền tảng dùng chung của tỉnh như Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; chữ ký số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước (từ cấp tỉnh đến cấp xã).

Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tiếp tục duy trình hoạt động ổn định. Tỉnh phê duyệt cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 2.0; ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước tỉnh Lạng Sơn.

Kinh tế số tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó kinh tế số nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì phát triển trên sàn thương mại điện tử Portmart.vn và Voso.vn. Hiện nay, Lạng Sơn có 228.608 tài khoản được kích hoạt trên sàn thương mại điện tử (đứng thứ 4 toàn quốc); 20.962 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử (đứng thứ 2 toàn quốc), 48.735 giao dịch thành công (đứng thứ 4 toàn quốc).

Phát triển xã hội số: Trợ lý ảo “iSee Lạng Sơn” tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp duy trì hoạt động, đôn đốc, hướng dẫn người dân triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Phát triển cửa khẩu số: Nâng cấp, chỉnh sửa, bổ sung phần mềm nền tảng cửa khẩu số, duy trì hoạt động cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh; 100% các xe hàng khai báo trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số trước khi vào cửa khẩu và được xử lý trên nền tảng cửa khẩu số...

Ngày 11/4/2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Với điểm tổng hợp đạt 67,88, tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố (tăng 21 bậc so 2021); xếp thứ 5/14 tỉnh khu vực miền núi phía bắc; xếp thứ 2 toàn quốc về chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.