Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 06 tháng đầu năm 2022

Với sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự giám sát của HĐND tỉnh và sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, 06 tháng đầu năm 2022, kinh tế của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản đạt kế hoạch đề ra, đời sống người dân được nâng lên - tạo niềm tin đối với nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.  

Lạng Sơn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 06 tháng đầu năm 2022
Lạng Sơn hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 06 tháng đầu năm 2022

Đạt nhiều kết quả tích cực

Theo đó, 06 tháng đầu năm, tỉnh tiếp tục thực hiện tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức theo chủ đề năm 2022 về “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”.

Tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; chủ động thực hiện chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo chỉ đạo của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng theo kế hoạch.

UBND tỉnh xây dựng, trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để triển khai nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực. Tập trung đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện... 

Về phát triển kinh tế, 06 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,51% so cùng kỳ, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%, dịch vụ tăng 6,06%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,18%.

Tỉnh đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phân hạng, quyết định công nhận sản phẩm OCOP năm 2022 đợt 01 đối với 26 sản phẩm (nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận lên 87 sản phẩm) - các sản phẩm tham gia chương trình không ngừng được hoàn thiện và có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022. Lãnh đạo tỉnh quyết định tạm ứng 100 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh phân bổ cho 10 huyện để thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới năm 2022; 06 tháng đầu năm có 121/121 công trình được khởi công mới (đạt 100%).

Tỉnh cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại các xã, phấn đấu đạt chuẩn năm 2022, tập trung chủ yếu các tiêu chí thuộc về cộng đồng dân cư và người dân thực hiện như làm đường giao thông nông thôn, xóa nhà dột nát, vệ sinh môi trường. Số tiêu chí bình quân đạt 14,03 tiêu chí/xã.

Về phát triển kinh tế cửa khẩu: Lạng Sơn tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất 1, khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong 06 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn (giảm mạnh so với cùng kỳ), do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid” và liên tục thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu; các hoạt động chủ yếu tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/04/2022).

Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; tỉnh ban hành phương án về thiết lập “vùng xanh” đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma; ban hành nội quy cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu chính Chi Ma.

Từ tháng 05/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao so với thời gian trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước thực hiện 1.200 triệu USD (đạt 21,8% kế hoạch, giảm 38,8% so cùng kỳ), trong đó, xuất khẩu 425 triệu USD (đạt 19,9% kế hoạch, giảm 38,4%), nhập khẩu 775 triệu USD (đạt 23,1% kế hoạch, giảm 39%). Hàng địa phương xuất khẩu ước 58 triệu USD (đạt 40,8% kế hoạch, giảm 4,9% so cùng kỳ).

Từ quý II/2022, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt đã tạo đà phục hồi phát triển du lịch; ước 06 tháng đầu năm thu hút 2,22 triệu lượt khách du lịch (đạt 65,5% kế hoạch, tăng 101,5% so với cùng kỳ); doanh thu du lịch 881 tỷ đồng (đạt 33,9% kế hoạch, tăng 43%). Trong đó, khách quốc tế đạt 4.720 lượt (giảm 61,5%); khách trong nước 2.261,46 nghìn lượt (tăng 109,5%)…

dự án MaiLand Hoàng Đồng
Dự án MaiLand Hoàng Đồng - điểm đến đầu tư hấp dẫn

Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư

Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn:

Đối với công tác phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tổ chức rà soát lại Đề án hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025; Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 nhằm phát huy những kết quả đạt được, xác định các giải pháp thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình, đặc thù của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh cũng tổ chức Hội nghị về giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư; hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã; hội nghị phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, giải pháp nâng cao chỉ số PCI tỉnh Lạng Sơn năm 2022 (năm 2021 chỉ số PCI của tỉnh xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố - tăng 13 bậc so với năm 2020).

Lạng Sơn cũng tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, do tác động của dịch Covid-19.

06 tháng đầu năm, tỉnh đăng ký thành lập mới 250 doanh nghiệp, đạt 50% kế hoạch, tương đương số doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2021 (252 doanh nghiệp), với số vốn đăng ký 3.637 tỷ đồng (tăng 73% so cùng kỳ); có 21 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động; 107 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 38,9%).

Lũy kế toàn tỉnh có 3.651 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 36.550 tỷ đồng, có 689 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.

Tỉnh đã thành lập mới 21 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký 45,178 tỷ đồng; có 02 hợp tác xã giải thể. Hiện nay, toàn tỉnh có 412 hợp tác xã, tổng số vốn đăng ký 1.008 tỷ đồng, 02 liên hiệp hợp tác xã, vốn đăng ký 2,8 tỷ đồng.

Lạng Sơn tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư đăng ký và triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Các nhà đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan đã nỗ lực chuẩn bị các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Dự án khách sạn - sân golf Hoàng Đồng được tái khởi động trở lại; tổ chức khởi công dự án Khu đô thị kiểu mẫu Bến Bắc River side.

Bên cạnh đó, công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục được lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan quan tâm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong 06 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 1.970 vụ (bằng 60,45% cùng kỳ); xử phạt vi phạm hành chính 1.732 vụ (bằng 64,53% cùng kỳ); tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 21,631,7 tỷ đồng (bằng 55,04% cùng kỳ), trong đó tiền phạt vi phạm hành chính 7,796,6 tỷ đồng (bằng 73,19% cùng kỳ), đã khởi tố 162 vụ, 239 đối tượng.

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh; đối ngoại, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững…  

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.