Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: Tích cực cải thiện môi trường đầu tư

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lạng Sơn đạt 63,79 điểm (tăng 2,09 điểm so với năm 2018), xếp hạng 50/63 tỉnh, thành phố (xếp hạng 1/12 nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình), xếp thứ 9/14 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc...

Giám đốc Sở KH&ĐT Lạng Sơn, Nguyễn Hữu ChiếnGiám đốc Sở KH&ĐT Lạng Sơn, Nguyễn Hữu Chiến

9/10 chỉ số tăng điểm

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI năm 2019, Lạng Sơn có 9 chỉ số tăng điểm, gồm: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền tỉnh, thiết chế pháp lý và ANTT, đào tạo lao động.

Theo đó, chỉ số tiếp cận đất đai, tỉnh đạt 6,65 điểm (tăng 0,63 điểm so với năm 2018). Kết quả trên cho thấy, năm 2019 tỉnh đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng bộ phận hỗ trợ DN, nhằm tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dễ dàng hơn và sự ổn định trong các chính sách sử dụng đất của tỉnh đã được cải thiện.

Chỉ số chi phí thời gian, tỉnh đạt 6,16 điểm (tăng 0,40 điểm so với năm 2018). Thời gian DN phải làm việc với thanh tra, kiểm tra ngành thuế đã có cải thiện hơn so với năm 2018; DN không phải tiếp các đoàn thanh tra đơn lẻ, các đoàn thanh tra, kiểm tra DN đã được lập kế hoạch theo chủ đề ngay từ đầu năm, công bố để các ngành, các DN biết nhằm chủ động sắp xếp thời gian thực hiện.

Đối với chỉ số chi phí không chính thức, tỉnh đạt 6,16 điểm (tăng 0,40 điểm so với năm 2018). Hiện tượng phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết các thủ tục cho DN đã giảm, một phần do các TTHC được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công, DN không phải tiếp xúc nhiều với các sở ban, ngành để thực hiện các TTHC.

Chỉ số tính năng động của chính quyền, Lạng Sơn đạt 6,26 điểm (tăng 0,75 điểm so với năm 2018). Chỉ số thành phần này đạt điểm cao nhất trong 5 năm qua. Điều này cho thấy DN của tỉnh đánh giá cao sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN tư nhân và tính năng động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của DN.

Lĩnh vực đào tạo lao động, tỉnh đạt 6,46 điểm (tăng 0,14 điểm so với năm 2018). Qua đó, một số chỉ tiêu cơ bản: chất lượng giáo dục phổ thông; giáo dục dạy nghề năm 2019, tỉnh đều có sự cải thiện so với năm trước.

Chỉ số thiết chế pháp lý và ANTT, tỉnh đạt 7,42 điểm (tăng 1,29 điểm so với năm 2018).  DN của tỉnh đã dần tin tưởng vào hệ thống pháp luật, đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự cải thiện hiệu quả của thiết chế pháp lý và công tác tuyên truyền, phổ biến và thi hành pháp luật của tỉnh.

Chỉ số gia nhập thị trường, Lạng Sơn đạt 7,81 điểm (tăng 1,42 điểm so với năm 2018). Thủ tục đăng ký DN được cải thiện đáng kể, tỉnh có nhiều nỗ lực CCTTHC, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN. Duy trì, thực hiện nghiêm việc rút ngắn thời gian trong việc đăng ký thành lập mới, thay đổi nội dung ĐKDN bảo đảm dưới 3 ngày làm việc, thời gian giải quyết trung bình 1,5 ngày/hồ sơ. Giảm thời gian giải quyết từ 3 ngày làm việc xuống còn 1 ngày đối với 12 thủ tục đăng ký, thông báo thay đổi; xử lý trong vòng 4 giờ làm việc đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đã hợp lệ.

Tính minh bạch, tỉnh đạt 6,54 điểm (tăng 0,19 điểm so với năm 2018). Tính minh bạch đánh giá chỉ tiêu tiếp cận tài liệu pháp lý và các thông tin liên quan đến quy hoạch chung và quy hoạch ngành, kế hoạch thực hiện các dự án và kế hoạch vốn cho các dự án đã có tích cực hơn các năm trước.

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng, tỉnh đạt 7,25 điểm (tăng 2,07 điểm so với năm 2018). Chỉ số thành phần này tăng cao nhất trong 10 chỉ số thành phần và đạt điểm cao nhất trong 5 năm qua. Kết quả điều tra tại Lạng Sơn cho thấy, các DN dân doanh của tỉnh cho biết mức độ bình đẳng mà họ cảm nhận được đã có sự cải thiện rõ nét so với những năm trước.

Dịch vụ hỗ trợ DN, tỉnh đạt 5,61 điểm (giảm 0,80 điểm so với năm 2018). DN tỉnh Lạng Sơn đã có cảm nhận về sự cải thiện trong công tác CCTTHC, nhất là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục về ĐKDN, đăng ký, kê khai nộp thuế, TTHC về điều kiện kinh doanh, giúp DN không phải mất thời gian đi lại nhiều lần và đến nhiều cơ quan.

Trung tâm hành chính công Lạng SơnTrung tâm hành chính công Lạng Sơn - điểm nhấn quan trọng đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư

Nỗ lực cả hệ thống chính trị

Giám đốc Sở KH&ĐT Lạng Sơn, Nguyễn Hữu Chiến cho biết: Kết quả PCI năm 2019  thể hiện quá trình phấn đấu của tập thể, các  cơ quan đơn vị, đánh dấu mốc quan trọng cho quá trình đổi mới, hoàn thiện không ngừng của các cơ quan chính quyền tỉnh trong thời gian qua.

Trên thực tế so sánh điểm  PCI gốc (không trọng số hay còn gọi là điểm trung bình của các chỉ số thành phần), năm 2019 tỉnh Lạng Sơn đạt 65,95 điểm xếp thứ 32/63 tỉnh;  so với điểm PCI gốc năm 2018 (60,62 điểm không trọng số)  tỉnh Lạng Sơn tăng 24 bậc về thứ hạng, tăng 5,33 điểm.

Kết quả điều tra PCI năm 2019 cho thấy, chất lượng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện đáng kể, khoảng cách điểm trung bình của tỉnh so với nhóm  xếp thứ hạng khá là 1,5 điểm, nhóm tốt là 4,9 điểm (khoảng cách này ngày càng được thu hẹp); chất lượng hạ tầng cũng được cải thiện mạnh mẽ, chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các DN tư nhân ngày càng bình đẳng hơn, tình hình ANTT được bảo đảm, TTHC được thay đổi theo hướng tích cực.

Giám đốc  Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Chiến nhấn mạnh: Để thúc đẩy khu vực DN tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị của tỉnh cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, hướng đến tháo gỡ khó khăn cho DN “vượt khó”, góp phần tạo động lực đẩy cao thứ hạng của tỉnh trong bảng xếp hạng PCI chung của cả nước.

Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giúp cán bộ, CNVC nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số PCI; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tinh thần và thái độ trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng lấy sự hài lòng của DN làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Từ tỉnh đến các sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai các nội dung, chương trình nhằm nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Nâng cao khả năng điều hành, tính quyết đáp, giám chịu trách nhiệm của cá nhân của Thủ trưởng các đơn vị; củng cố tinh thần trách nhiệm và tư cách đạo đức của cán bộ làm công tác “một cửa”, các lĩnh vực đầu tư và TTHC có liên quan đến tổ chức, DN trên địa bàn.

Các sở, ngành khẩn trương rà soát, đề xuất phương pháp giải quyết nhanh nhất theo lĩnh vực chuyên ngành, kiến nghị với tỉnh điều chỉnh, loại bỏ các cơ chế, chính sách không còn phù hợp, thiếu tính khả thi làm cản trở hoạt động và sự phát triển của DN.

Sở KH&ĐT Lạng Sơn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả chỉ số PCI của tỉnh năm 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, việc nâng cao chỉ số PCI là mục tiêu phát triển KT-XH bền vững; tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh và là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng DN nên cần phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp để tập trung cải thiện các chỉ số thành phần, phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Nghị quyết số 101-NQ/TU, ngày 12/12/2019, xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện trong năm 2020, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm nhóm thứ ba về CCTTHC. “Phấn đấu đạt mức xếp hạng chỉ số PCI thứ 45/63 tỉnh thành trong năm 2020”.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới
NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông Ranjit Prithviraj Thambyrajah làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro- Mã chứng khoán: PSH) kể từ ngày 26/4/2024.

Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!
Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!

Theo các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên ăn cá 2 lần 1 tuần để giảm 36% nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống
Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Do yếu tố thời vụ, nhu cầu mua gà, vịt giống tăng cao, thời gian gần đây, QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định rõ nguyên tắc, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”
Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”

Sáng 26/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện
Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện

Nồi cơm điện - là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng nồi cơm điện như thế nào để tiết kiệm điện, thì không phải ai cũng biết...