Dự Lễ kỷ niệm còn có: Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo Quân khu I, lãnh đạo các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí lão thành cách mạng và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cùng các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Lạng Sơn - vùng đất biên cương, nơi địa đầu phía đông bắc của Tổ quốc, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Đến triều đại nhà Nguyễn (ngày 4/11/1831), vua Minh Mạng chia phía Bắc thành 18 tỉnh, trong đó đổi trấn Lạng Sơn thành tỉnh Lạng Sơn.
Trải qua các thời kỳ, nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cơ cấu kinh tế Lạng Sơn đã có bước chuyển dịch tích cực, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển; GRDP bình quân đầu người của Lạng Sơn đến năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015); toàn tỉnh đã có 65/181 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lạng Sơn có gần 3.000 doanh nghiệp của cả nước thường xuyên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn Lạng Sơn bình quân hằng năm tăng 6,1%; tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 82%; tỷ lệ mật độ che phủ rừng đạt 63%; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong diễn văn ôn lại truyền thống 190 năm thành lập tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Nguyễn Quốc Đoàn nhấn mạnh: Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, là tỉnh biên giới với các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, và các lối mở biên giới, với hệ thống đường giao thông thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.
Lạng Sơn là tỉnh giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản, hệ sinh thái phong phú, đa dạng; có truyền thống cách mạng và nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cùng với những thành tựu to lớn, những bài học kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới.
Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn cần chủ động, nắm bắt thời cơ, nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư và phát triển tạo ra bước đột phá về phát triển kinh tế, xã hội với tốc độ nhanh hơn, toàn diện và bền vững hơn.
Để đạt được mục tiêu này, trước mắt, tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân dân là trên hết, trước hết, từng bước khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Tỉnh tập trung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thực sự trở thành khu kinh tế động lực của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ chế chính sách đồng bộ; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo bước phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh ngày càng cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Lạng Sơn quan tâm phát triển tốt các lĩnh vực văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo đi đối với phát triển khoa học và công nghệ; Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tỉnh cần thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương, chúc mừng những thành tựu xuất sắc mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.
Chủ tịch nước đề nghị, thời gian tới tỉnh Lạng Sơn cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, Triển khai hiệu quả các gỉải pháp thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch hiệu quả, vùa phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng thời, Lạng Sơn phải đảm bảo quốc kế dân sinh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh, dễ có sức chống chịu lâu dài, thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Muốn vậy, lãnh đạo tỉnhh cần chủ dộng đi trước một bước trong công tác chuẩn bị nguồn lực và tổ chức hệ thống điều trị, chăm sóc người bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tiêm vắc xin “thông minh”, hiệu quả (ưu tiên bao phủ đủ liều vắc xin cho nhóm người có rùi ro tử vong cao như người già, bệnh nền).
Mặt khác, Lạng Sơn tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động, hiệu lực, hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí kinh doanh tạo thuận lợi cho nguời dân, doanh nghiệp.
Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các tiêm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là lợi thế vị trí địa lý thuận lợi trong việc hợp tác, giao thương kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ logistics, tận dụng lợi thế “chống dịch” tốt, không phải giãn cách xã hội để đẩy nhanh, khai thác tối đa gói kích thích trong chương trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là chương trình đầu tư công để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thi, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển mạnh thương mại dich vụ, logistic. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Ba là, quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển giáo dục đào tạo khoa học công nghệ, y tế, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Lạng Sơn tập trung giải quyết việc làm; triển khai các mô hình giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chính sách bình đẳng giới; chăm lo gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa, con người Lạng Sơn phát triền toàn dịện, hướng đến chân thiện mỹ, có khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triền bền vững đất nước trong thời kỳ mới.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triến kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định, chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Duy trì và phát triến quan hệ truyền thống tốt đẹp, đề cao hợp tác thương mại xuyên biên giới với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) và các địa phương khác của Trung Quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.
Năm là, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố năng lực, uy tín cấp cơ sở. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, buôn lậu và gian lận thương mại.
Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phấm chất đạo đức, lối sống phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ đổi mới; củng cố, tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba cho 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thời gian qua.
Trang Anh