Được thành lập từ năm 2018, Vùng KTTĐMT gồm 5 tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với mục tiêu hình thành một hành lang kinh tế, thương mại quan trọng kết nối Bắc – Nam và là cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào, Myanmar, CamPuchia với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương.

Lãnh đạo 5 tỉnh Vùng KTTĐ miền Trung bàn hướng phát triển - Hình 1

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế và khu công nghiệp tại Vùng KTTĐMT, phân tích các lợi thế so sánh liên kết phát triển vùng; những khó khăn, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của các khu kinh tế và khu công nghiệp, định hướng phát triển và phương án hỗ trợ; đề xuất kiến nghị để điều chỉnh cơ chế, chính sách.

Phát biểu tạ hội nghị, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, hiện tại các khu kinh tế, khu công nghiệp miền Trung có tạo thêm năng lực sản xuất mới, nhưng chưa tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp. Các khu kinh tế, khu công nghiệp có tiềm năng lợi thế tương đối giống nhau, nhưng chưa đưa ra cơ chế phân công thu hút, phát triển hợp lý, tạo nên lợi thế tổng thể của toàn vùng. Ngược lại, đang có sự thu hút đầu tư theo hướng cạnh tranh tràn lan trên mọi lĩnh vực, tại tất cả các địa phương, làm triệt tiêu lợi thế lẫn nhau và có nguy cơ làm lệch định hướng khai thác tiềm năng sẵn có vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong vùng.

Ông Cao cho rằng, sau 10 năm thành lập Vùng KTTĐMT đây là lúc chúng ta cần nhìn lại mô hình liên kết phát triển vùng, đề xuất các giải pháp, các mô hình liên kết, khắc phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, làm cho vùng KTTĐMT thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Nguyễn Quốc