Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lào Cai có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực

Trong những năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với ưu thế tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của tỉnh Lào Cai.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô trên địa bàn tỉnh. Các dự án FDI đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh.

Từ đầu năm 2022 đến nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có tác động đến khu vực kinh tế này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài đã hoạt động trở lại. Song các doanh nghiệp FDI lĩnh vực dịch vụ - du lịch có doanh thu giảm mạnh so với thời điểm chưa có dịch Covid -19.

Một góc khu du lịch Topas Ecolodge - dự án FDI tại Sa Pa, Lào Cai.
Một góc khu du lịch Topas Ecolodge - dự án FDI tại Sa Pa, Lào Cai. (Ảnh: LCĐT)

Theo thống kê, 09 tháng năm 2022, tổng doanh thu các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đạt 91,06 triệu USD, bằng 47,68 % so cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 0,39 triệu USD. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 0,5 triệu USD. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài là 2.941 người, bằng 116,75% so cùng kỳ. Nộp ngân sách từ khu vực kinh tế này đạt 4.2 triệu USD, bằng 44,68% so cùng kỳ. Lương bình quân của người lao động trong các dự án FDI đạt 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Được biết đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 27 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 685,818 triệu USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến, du lịch - dịch vụ, các dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, quy mô nhỏ. Các dự án FDI tập trung chủ yếu tại các Khu công nghiệp, thị xã Sa Pa, huyện Văn Bàn – là các địa phương có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch.

Nguyễn Mạnh

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc
Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

Ngày 4/5, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tuần tra, phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài
Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài

Ngày 4/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, phát hiện và thu giữ 2,4 tấn hàng đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.